Quá trình phát triển của bệnh sởi và cách điều trị như thế nào?

Quá trình phát triển của bệnh sởi và cách điều trị như thế nào?Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây nên, lưu hành phổ biến ở trẻ em, bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường xảy ra vào mùa đông – xuân. Vậy quá trình phát triển của bệnh sởi như thế nào?

Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây nên, lưu hành phổ biến ở trẻ em, bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường xảy ra vào mùa đông – xuân. Vậy quá trình phát triển của bệnh sởi như thế nào?

Quá trình phát triển của bệnh sởi và cách điều trị như thế nào?

Trẻ em là đối tượng hay bị bệnh sởi nhất

Quá trình phát triển của bệnh sởi diễn ra như thế nào?

Theo các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ sự phát triển của bệnh sởi bao gồm các quá trình sau:

  • Virus sởi xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp. Tại đây, virus nhân lên ở tế bào biểu mô của đường hô hấp và ở các hạch bạch huyết lân cận xung quanh. Sau đó, virus xâm nhập vào máu (nhiễm virus máu lần thứ nhất). Thời kì này là thời kì nung bệnh.
  • Từ máu, theo các bạch cầu, virus đi đến các phủ tạng (phổi, lách, hạch, da…) gây tổn thương các cơ quan và các triệu chứng lâm sàng thời kì toàn phát. Ban xuất hiện ở da và niêm mạc chính là hiện tượng đào thải virus của cơ thể đã phản ứng miễn dịch bệnh lí.
  • Từ khoảng ngày thứ hai – ba từ khi mọc ban, cơ thể sẽ sinh kháng thể. Kháng thể tăng lên thì virus bị loại ra khỏi máu. Bệnh lúc này chuyển sang thời kì lui bệnh.

Bệnh sởi có những biểu hiện gì?

Đối với thể thông thường điển hình

Nung bệnh từ 8 – 11 ngày

Khởi phát (giai đoạn viêm xuất tiết) từ 3 – 4 ngày.

  • Bắt đầu sốt nhẹ hoặc vừa, sau sốt cao.
  • Viêm xuất tiết mũi, họng, chảy nước mắt nước mũi, ho, vêm màng tiếp hợp, mắt có gỉ kèm nhèm, sưng nề mi mắt.
  • Nội ban xuất hiện gọi là hạt Koplick, đó là các hạt trắng, nhỏ như đầu đinh ghim, từ vài nốt đến vài chục, vài trăm nốt mọc ở niêm mạc má (phía trong miệng, ngang răng hàm), xung quanh hạt Koplick niêm mạc má thường có sung huyết. Các hạt Koplick chỉ tồn tại trong vòng 24 – 48 giờ. Đây là dấu hiệu có giá trị giúp chẩn đoán sớm và chắc chắn.
  • Sưng hạch bạch huyết.
  • Xét nghiệm ở giai đoạn này có bạch cầu tăng vừa.

 

Toàn phát

  • Ban mọc ngày thứ 4 – 6, ban nhỏ hơi nổi gờ trên mặt da, giữa các ban là khoảng đa lành. Ban mọc rải rác hay dính liền với nhau thành từng đám tròn 3 – 6mm mọc theo thứ tự:

Ngày 1: ở sau tai, lan ra mặt.

Ngày 2: lan xuống ngực, tay

Ngày 3: lan đến vùng lưng, chân

Ban kéo dài 6 ngày rồi lặn cũng theo thứ tự trên.

  • Ban mọc ở bên trong niêm mạc đường tiêu hóa gây rối loạn tiêu hóa, đi lỏng, ở phối gây viêm phế quản, ho.
  • Khi ban bắt đầu mọc, toàn thân nặng lên, sốt cao hơn, mệt hơn. Khi ban mọc đến chân nhiệt độ giảm dần, triệu chứng toàn thân giảm rồi hết.
  • Xét nghiệm ở giai đoạn này có bạch cầu giảm.

Lui bệnh

Như các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ,các nốt ban thường vào khoảng ngày thứ 6 bắt đầu bay. Ban bay theo thứ tự từ mặt đến thân mình và chân, để lại các nốt thâm có tróc da mỏng, mịn kiểu bụi phân hay vảy cám. Những chỗ da thâm của ban bay và chỗ da bình thương tạo nên màu da loang lổ gọi là dấu hiệu “vằn da hổ” đó là dấu hiệu để chẩn đoán. Toàn thân bệnh nhân hồi phục dần nếu không có biến chứng.

Đối với thể sởi ác tính

Các dấu hiệu ác tính thường xuất hiện nhanh chóng trong vài giờ trên những cơ địa quá mẫn, vào cuối giai đoạn khởi phát, trước lúc mọc ban. Thường có các triệu chứng: sốt cao 39 – 41 độ C, u ám, vật vã, mê sảng, hôn mê, co giật, mạch nhanh, huyết áp tụt, thở nhanh, tím tái, nôn, ỉa lỏng, đái ít, xuất huyết dưới da hay phủ tạng.. Tùy theo triệu chứng nổi bật, sẽ có:

  • Sởi ác tính thể xuất huyết có xuất huyết dưới da hoặc nội tạng.
  • Sởi ác tính thể phế quản – phổi có biểu hiện chủ yếu là suy hô hấp.
  • Sởi ác tính thể nhiễm độc nặng có sốt cao, vật vã, co giật mạnh, hôn mê, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt.
  • Sởi ác tính thể ỉa chảy có rối loạn tiêu hóa nổi bật.
  • Sởi ác tính thể bụng cấp giống viêm ruột thừa thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi, trẻ suy dinh dưỡng hoặc còi xương, ...

Thể bệnh theo cơ địa

  • Sởi ở trẻ dưới 6 tháng tuổi thường nhẹ
  • Sởi ở trẻ từ 6 tháng – 2 tuổi thường nặng
  • Sởi ở trẻ suy dinh dưỡng – còi xương thường không điển hình và nặng.
  • Sởi ở trẻ đã được gây miễn dịch thường nhẹ.
  • Sởi ở phụ nữ mang thai có thể gây sẩy thai, dị dạng, đẻ non…
  • Sởi kết hợp với các bệnh nhiễm trùng khác như ho gà, lao, … làm bệnh nặng lên.

Quá trình phát triển của bệnh sởi và cách điều trị như thế nào?

Điều trị bệnh sởi như thế nào?

Dược sĩ Đặng Nam Anh – Giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ rằng, bệnh sởi chủ yếu là điều trị triệu chứng – săn sóc và nuôi dưỡng.

  • Hạ sốt bằng các phương pháp vật lí và thuốc hạ sốt thông thường như Paracetamol.
  • Giúp người bệnh an thần.
  • Dùng kết hợp thuốc ho, long đờm, kháng histamin như: Dimedron, Pipolphen.
  • Sát trùng mũi họng bằng cách: nhỏ mắt nhỏ mũi bằng dung dịch Chloromycetin, Argyrol…
  • Kháng sinh chỉ được dùng khi có bội nhiễm và dùng cho trẻ dưới 2 tuổi, và trẻ suy dinh dưỡng.
  • Khi có biến chứng viêm thanh quản, viêm não, sởi ác tính thì sử dụng kháng sinh và corticoid.
  • Các biện pháp hồi sức tùy theo triệu chứng của bệnh nhân như hồi sức hô hấp khi có suy hô hấp (thở O2, hô hấp hỗ trợ…), hồi sức tim mạch…
  • Có một chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng.

Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop