Những loại thực phẩm tốt dành cho người bị bệnh viêm gan

Những loại thực phẩm tốt dành cho người bị bệnh viêm ganViêm gan là một trong số các bệnh nguy hiểm. Chúng ta cần có chế độ ăn uống đảm bảo trong quá trình điều trị, cũng như tốt cho quá trình phục hồi chức năng gan.

Viêm gan là một trong số các bệnh nguy hiểm. Chúng ta cần có chế độ ăn uống đảm bảo trong quá trình điều trị, cũng như tốt cho quá trình phục hồi chức năng gan.

Những người bị viêm gan cần có chế độ ăn uống hợp lý

Những người bị viêm gan cần có chế độ ăn uống hợp lý

Gan có vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể?

  • Gan là cơ quan lớn nhất trong cơ thể.
  • Gan nằm bên tay phải, phía dưới lồng ngực phải.
  • Gan đóng nhiều vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của chúng ta.
  • Gan là cơ quan chính thanh lọc độc tố trong cơ thể.
  • Gan cũng là cơ quan quan trọng nhất trong việc chuyển hóa thức ăn và dự trữ nhiên liệu dưới nhiều dạng khác nhau.
  • Gan còn là cơ quan chính bào chế một số chất đạm, chất mật, chất acid mỡ, v.v.

Dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm gan

Bệnh viêm gan là một căn bệnh tấn công lá gan. Căn bệnh này do siêu vi gây ra. Khi mắc bệnh, viêm gan có thể chia làm nhiều loại: cấp, mạn hay thể kéo dài. Tùy theo mỗi dạng mà có những đặc trưng khác nhau, nhưng theo Bác sĩ Trần Anh Tú – Giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn bệnh này đều có chung triệu chứng sốt nhẹ, cảm giác người rất mệt mỏi, không muốn ăn uống, có thể có rối loạn tiêu hóa, khi ăn vào cảm thấy khó tiêu, đi ngoài phân lỏng, nát.

Chế độ ăn như thế nào thì tốt cho bệnh viêm gan cấp và mạn tính?

  • Đối với viêm gan cấp

Nguyên tắc ăn uống theo nhu cầu: theo lượng năng lượng cần sử dụng là 25kcal/kg cân nặng/ngày, protid 0,4 - 0,6g/kg cân nặng/ngày, lipid từ 10 - 15% tổng số năng lượng, ăn từ 6 - 8 bữa/ngày. Theo cơ cấu khẩu phần: năng lượng cần từ 1.300 - 1.400kcal/ngày, lượng protid từ 20 - 30g, lipid từ 15 - 20g, glucid 250 - 280g, nước từ 2 - 2,5 lít.

  • Đối với viêm gan mạn

Nguyên tắc ăn uống theo nhu cầu: theo năng lượng là 35kcal/kg cân nặng/ngày, protid 1 - 1,5g/kg cân nặng/ngày, lipid từ 15 - 20% tổng số năng lượng, ăn từ 3 - 4 bữa/ngày. Theo cơ cấu khẩu phần: năng lượng cần từ 1.800 - 2.000kcal/ngày, lượng protid từ 50 - 75g, lipid từ 30 - 40g, glucid 310 - 340g, nước từ 1,5 - 2,0lít.

Người bị viêm gan nên ăn thực phẩm ít dầu mỡ

Người bị viêm gan nên ăn thực phẩm ít dầu mỡ

Những thực phẩm nào tốt cho bệnh nhân viêm gan?

Vì tổn thương gan nên người bệnh thường chán ăn, ăn khó tiêu, vì vậy số lượng ăn ít nhưng chất lượng của các chất dinh dưỡng đủ cung cấp nhu cầu cho người bệnh. Theo các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn người bệnh nên ăn các loại thực phẩm giàu đạm (thịt cá, trứng, sữa...), đường và vitamin như hoa quả tươi, sữa chua... giảm tối thiểu các thức ăn có mỡ, kể cả các món xào, rán, kiêng tuyệt đối rượu bia, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, khi chế biến thực phẩm cần nấu kỹ, dễ ăn và dễ tiêu hóa, ăn nhiều bữa trong ngày. Hạn chế ăn các loại thực phẩm quá bổ dưỡng, nên ăn ít thịt. Các thực phẩm chính thích hợp với bệnh nhân viêm gan là bột mì, gạo tẻ, đậu tương, đậu đen, đậu xanh... nhằm duy trì năng lượng cần thiết (cách chế biến có thể làm nấu nhừ, hoặc xay nhuyễn…). Cần bổ sung các loại vitamin bằng cách ăn các loại rau - quả giàu vitamin trong các bữa ăn như: bầu, bí, cà chua, bắp cải, cam, quýt, táo...

Không nên ăn các loại thức ăn có quá nhiều dầu, mỡ, các món ăn chiên rán và các loại hạt nhiều chất béo như lạc, vừng... các thực phẩm này gây trở ngại đến quá trình chuyển hóa chất béo, làm tích mỡ trong gan.

Hạn chế ăn các món cay, nóng dễ kích thích như: ớt, hồ tiêu, bột cải, tỏi, gừng. Không uống rượu, bia và đồ uống có cồn.

Những loại rau củ quả nào giúp bồi bổ cho gan?

Một số rau củ mà các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ giúp bồi bổ gan như sau:

  • Tỏi: kích hoạt các enzyme trong gan giúp thải ra độc tố. Nó cũng có một lượng cao allicin và selen – hai hợp chất tự nhiên có tác dụng làm sạch gan.
  • Mướp đắng: ngoài tác dụng bổ trợ tiêu hóa, cải thiện chức năng túi mật, mướp đắng được coi là thực phẩm có lợi cho gan, giúp phòng ngừa xơ gan, viêm gan. Bạn có thể ép mướp đắng lấy nước uống ít nhất một lần mỗi ngày. Thực phẩm lợi gan này còn có tác dụng hỗ trợ giảm cân, giảm triệu chứng ruột kích thích
  • Đu đủ: là nguồn cung cấp các vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể. Bao gồm: papain, beta-carotene, chất xơ tự nhiên, vitamin A, các khoáng chất cần thiết, các enzyme như carpain và arginine… Theo Đông y, cả quả và hạt của đu đủ đều có công dụng điều trị hiệu quả cho bệnh gan nhiễm mỡ. Đu đủ cũng giúp đốt cháy chất béo trong cơ thể là một trong những nguyên nhân chính của bệnh gan nhiễm mỡ. Bạn có thể ăn một miếng lớn của đu đủ mỗi ngày hoặc xay 5-6 hạt đu đủ khô và trộn bột với 1 muỗng canh nước cốt chanh để uống hai lần mỗi  ngày.

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop