Cùng chuyên gia Cao Đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu bệnh thấp tim

Cùng chuyên gia Cao Đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu bệnh thấp timThấp tim (còn gọi là thấp khớp cấp hoặc sốt thấp khớp) là một bệnh viêm cấp tính có tính chất toàn thân Bệnh biểu hiện bằng một hội chứng bao gồm viêm đa khớp, viêm tim, hạt dưới da, ban đỏ vòng.

Thấp tim (còn gọi là thấp khớp cấp hoặc sốt thấp khớp) là một bệnh viêm cấp tính có tính chất toàn thân Bệnh biểu hiện bằng một hội chứng bao gồm viêm đa khớp, viêm tim, hạt dưới da, ban đỏ vòng.

Cùng chuyên gia Cao Đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu bệnh thấp tim

Thấp tim là một bệnh viêm cấp tính có tính chất toàn thân

Bệnh thấp tim là bệnh gì?

Thấp tim (còn gọi là thấp khớp cấp hoặc sốt thấp khớp) là một bệnh viêm cấp tính có tính chất toàn thân (có liên quan đến miễn dịch) chỉ xảy ra sau một hay nhiều đợt viêm họng do liên cầu beta tan huyết nhóm A. Bệnh biểu hiện bằng một hội chứng bao gồm viêm đa khớp, viêm tim, hạt dưới da, ban đỏ vòng.

Bệnh thấp tim đã được biết đến từ thế kỷ thứ 17. Năm 1944, J.Duckett Jone đã đưa ra bảng hướng dẫn chẩn đoán thấp tim. Năm 1988, WHO đã công nhận bảng tiêu chuẩn chẩn đoán thấp tim của Jone.

Hiện nay trên thế giới bệnh thấp tim đã được giải quyết ở hầu hết các nước phát triển. Ở các nước khác tỷ lệ bệnh vẫn còn cao. Ở Việt Nam tỷ lệ thấp tim ở trẻ em dưới 16 tuổi là khoảng 0,45%.

Bệnh thấp tim có những triệu chứng gì?

Theo các giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, khi bệnh nhân bị thấp tim thì có thể xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Đau và/hoặc sưng đỏ khớp, hay gặp ở các khớp lớn như khớp gối và có tính chất di chuyển. Đau khớp thường đỡ nhanh sau vài ngày đến một tuần hoặc khi dùng aspirin hoặc các thuốc giảm đau khác và không để lại di chứng.
  • Đau ngực, khó thở, tim đập quá nhanh hoặc đôi khi quá chậm.
  • Xuất hiện ban đỏ hình vòng trên da đặc biệt quanh các khớp gọi là “hồng ban vòng” hoặc những ban nổi lên dưới da gọi là “ban nút”.
  • Người bệnh có thể có những dấu hiệu múa vờn, múa giật, là những động tác múa, vung tay chân một cách vô ý thức...
  • Để chẩn đoán bệnh thấp tim cần dựa trên một số tiêu chuẩn về lâm sàng và xét nghiệm trên nền tảng của một bằng chứng nhiễm liên cầu beta tan huyết nhóm A. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào bị thấp tim cũng có đầy đủ các dấu hiệu lâm sàng hoặc xét nghiệm như đã mô tả.

Bệnh thấp tim có gây ra biến chứng không?

Trong giai đoạn cấp, bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng do viêm cơ tim dẫn tới suy tim cấp hoặc rối loạn nhịp tim đôi khi đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Bệnh nhân cũng thường bị đau khớp, có thể kèm theo sưng nóng đỏ. Tuy vậy, viêm khớp này không để lại di chứng đáng sợ. Những ảnh hưởng đến não cũng đáng sợ với tổn thương hệ thống ngoại tháp gây biểu hiện múa vờn. Rất may là các tổn thương trên não đa số hồi phục và không để lại di chứng.

Đối với các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, vấn đề quan trọng nhất của thấp tim là sự tái phát và tiến triển dẫn đến những tổn thương không phục hồi ở các van tim, khi đó gọi là bệnh tim do thấp. Các tổn thương này ngày một nặng gây ra những ảnh hưởng nặng nề cho bệnh nhân về cả chất lượng cuộc sống và tuổi thọ.

Các bệnh tim do thấp hay gặp nhất là hẹp van hai lá, hở van hai lá, hở van động mạch chủ... hoặc dạng phối hợp tổn thương các van tim. Hậu quả là, nếu các bệnh van tim do thấp này (nếu không được điều trị kịp thời) là suy tim, hoặc bệnh nhân cũng có thể có các biến chứng cấp trong quá trình mang bệnh như tắc phù phổi cấp, rối loạn nhịp tim...

Cùng chuyên gia Cao Đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu bệnh thấp tim

Bệnh thấp tim được điều trị như thế nào?

Thấp tim có thể hoàn toàn phòng ngừa được để tránh dẫn tới bệnh van tim do thấp hoặc có thể phòng tránh được sự tiến triển của bệnh. Việc phòng bệnh bao gồm phòng bệnh cấp một hay chính là cách giáo dục sức khỏe, nâng cao mức sống, giữ gìn vệ sinh... để tránh nhiễm liên cầu; chế độ phòng ngừa cấp hai là khi biết bị thấp tim thì cần tiêm phòng thấp đều đặn để có thể tránh những biến chứng trầm trọng ảnh hưởng đến van tim.

Nhiều bệnh nhân bị thấp tim mà triệu chứng bệnh kín đáo hoặc dễ bỏ qua nên không chẩn đoán được bệnh để có kế hoạch phòng ngừa kịp thời.

Hai chiến lược quan trọng điều trị bệnh thấp tim trong giai đoạn cấp mà các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chỉ ra là:

  • Dùng kháng sinh kịp thời để loại trừ liên cầu khuẩn ra khỏi cơ thể và ngăn chặn tái phát thấp tim (cơ hội của việc tổn thương đến van tim). Thực tế, thuốc kháng sinh để điều trị bệnh thấp tim khá đơn giản, các bác sĩ sẽ dùng penicilin như là thuốc đầu tay hoặc một số loại kháng sinh khác khi bệnh nhân dị ứng với penicilin. Thông thường, bệnh nhân cần được tiêm phòng thấp tim sau đó điều trị bằng penicilin chậm hằng tháng hoặc mỗi 3 tuần trong vài năm sau đó tùy chỉ định dựa trên tình trạng bệnh cụ thể để phòng ngừa tái phát thấp tim.
  • Các thuốc điều trị chứng trong giai đoạn cấp bao gồm: các thuốc giảm viêm, đặc biệt là aspirin. Nếu bị viêm tim nặng thì có thể dùng thuốc nhóm corticoid.

Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop