Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị lõm ngực ở trẻ

Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị lõm ngực ở trẻLõm ngực là một trong các dị dạng bẩm sinh thường gặp nhất của lồng ngực. Trong đó, nhiều xương sườn và xương ức phát triển bất thường, làm cho thành ngực trước bị lõm ra sau.

Lõm ngực là một trong các dị dạng bẩm sinh thường gặp nhất của lồng ngực. Trong đó, nhiều xương sườn và xương ức phát triển bất thường, làm cho thành ngực trước bị lõm ra sau.

Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị lõm ngực ở trẻ

Hình ảnh bệnh nhân lõm ngực

Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với các Bác sĩ giảng viên tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn để cùng tìm hiểu về biểu hiện, chẩn đoán và đặc biệt là biện pháp điều trị lõm ngực.

Bệnh nhân bị lõm ngực cần thăm khám như thế nào? Cần làm các cận lâm sàng nào? Và bệnh được chẩn đoán xác định ra sao?

Biểu hiện: bệnh nhân bị đau vùng trước ngực sau vận động thể lực. Đánh trống ngực. Hơi thở ngắn sau gắng sức.

Khám lâm sàng: Nhìn: ngực lõm, bất xứng, sườn gồ (dốc), vai móc (tròn), bụng nhô lên, gù lưng. Nghe: thông khí phổi giảm hai đáy. Tiếng thổi ở tim.

Đề nghị cận lâm sàng: X-quang ngực thẳng, nghiêng: bệnh nhân có dị dạng cột sống, xương sườn, xương ức, bệnh lý phối hợp.

CT scan ngực: chỉ số Haller, vị trí tim.

ECG: rối loạn nhịp tim.

Siêu âm tim: chức năng và hình thái tim.

Hô hấp ký: chức năng phổi.

Chẩn đoán phân biệt với hội chứng Marfan: tiền sử gia đình, tổn thương nhiều cơ quan (hệ xương, tim mạch, hô hấp, thị giác, da, mô mềm…). Hội chứng Poland kém phát triển hoặc không có cơ ngực một bên, dính ngón cùng bên.

Bệnh nhân cần chỉ định phẫu thuật khi nào? Lứa tuổi bao nhiêu có thể tiến hành phẫu thuật?

  • Chỉ định phẫu thuật:

Nhu cầu thẩm mỹ.

Ảnh hưởng chức năng tim phổi: Giới hạn vận động thể lực, gắng sức. Giảm dung tích sống. Rối loạn nhịp tim đánh trống ngực.

Ảnh hưởng tâm lý.

Đau ngực.

Các bệnh nhân cần phải mở xương ức trong tương lai (cần phẫu thuật tim hở).

  • Độ tuổi phẫu thuật

Theo thông tin mà Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cập nhật được: Các khuyến cáo hiện nay về độ tuổi phẫu thuật từ: 5 - 20 tuổi. Lứa tuổi lý tưởng: 8 - 12 tuổi.

Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị lõm ngực ở trẻ

Trước khi phẫu thuật cần chẩn bị những gì và tiến hành phẫu thuật ra sao?

  • Chuẩn bị bệnh trước phẫu thuật

Bệnh nhân nhập viện trước mổ một ngày.

Cần khám chuyên khoa trước mổ: khám tim mạch, hô hấp, chỉnh hình.

Đo khoảng cách giữa hai đường nách để xác định chiều dài thanh ngực.

Chuẩn bị ruột nhẹ để tránh táo bón sau mổ.

Dặn nhịn ăn trước mổ để gây mê an toàn.

Kháng sinh: cephalosporin thế hệ I (Cefazolin) trước mổ 1 giờ.

  • Phẫu thuật

Phẫu thuật Ravitch (1949).

Phẫu thuật Nuss (1987).

Bệnh nhân cần được chăm sóc sau phẫu thuật như thế nào?

Giảm đau sau mổ: Duy trì tê ngoài màng cứng 3 ngày sau mổ. Thuốc ngủ tĩnh mạch.  Giảm đau do bệnh nhân tự kiểm soát. NSAIDs.

Kháng sinh: tiếp tục ít nhất 48 giờ sau mổ.

Chế độ ăn uống: uống nhiều nước, chế độ ăn nhiều chất xơ nhuận trường.

Vận động: N1 nằm phẳng, giữ thẳng cột sống lưng. N2 nâng giường lên, giữ thẳng lưng. Không cho gập lưng, vặn, lăn. Hỗ trợ khi đi ra khỏi giường vài lần đầu.

Xuất viện: Khi tự đi lại được. Thời gian trung bình 4 - 7 ngày. Thuốc: kháng sinh, giảm đau (NSAIDs), kháng H2. Giữ lưng thẳng (không nên gập). Làm việc nặng (sau mổ 01 tháng). Chơi thể thao (sau mổ ít nhất 03 tháng).

Rút thanh: Sau khoảng 2 năm.

Tái khám: 2 - 3 tuần sau mổ. Mỗi 3 - 6 tháng trong 2 năm.

Vậy nếu không điều trị bệnh có thể để lại các biến chứng nguy hiểm gì?

Gần: Tràn khí màng phổi. Tràn máu màng phổi. Tụ dịch vết mổ. Nhiễm trùng vết mổ. Tràn máu màng tim. Thủng tim.

Xa: Di lệch thanh. Ngực ức gà. Dị ứng kim loại.

Cảm ơn những chia sẻ trên của Bác sĩ giảng viên tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, hy vọng những chia sẻ bổ ích trên có thể giúp các bạn có thêm hiểu biết về vấn đề này. Chúc các bạn luôn vui khỏe!


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop