Nhiễm nấm miệng làm chúng ta mất cảm giác ngon miệng và gây khó chịu khi nhai thức ăn, làm giảm cân và suy nhược cơ thể. Bệnh này nếu phát hiện sớm có thể chữa khỏi một cách nhanh chóng
Biểu hiện của bệnh nấm miệng
Nấm miệng là bệnh như thế nào?
Nấm miệng hay được người dân gọi là nấm lưỡi. Đây chính là tình trạng nhiễm nấm candida ở miệng, có thể trị khỏi bằng thuốc kháng nấm và không lây lan. Nấm candida là một loại nấm thường trú trong miệng, khi nó phát triển quá mức cho phép sẽ gây các triệu chứng bệnh.
Nấm miệng có triệu chứng như thế nào?
Nấm miệng thường có nhiều triệu chứng khác nhau, tuy nhiên những triệu chứng thường thấy mà các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn chia sẻ bao gồm:
+ Có những tổn thương màu trắng trên niêm mạc lưỡi, má, vòm miệng.
+ Những tổn thương nổi lên trong miệng có hình dáng khá giống miếng phomat.
+ Niêm mạc đỏ hoặc đau nhức nhiều, gây khó khăn khi ăn và nuốt.
+ Có thể chảy máu nhẹ nếu nơi nhiễm candida bị cọ xát hoặc cào.
+ Khóe miệng có thể nứt hoặc đỏ
+ Cảm giác như có bông trong miệng do các vết trắng.
+ Bệnh nhân có thể mất vị giác.
Khi candida bị nhiễm nặng thì các tổn thương có thể lan xuống thực quản, lúc này gọi là nấm thực quản. Nó gây khó khăn nhiều cho việc nuốt hoặc cảm giác thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng. Ban đấu, chúng ta có thể khó nhận thấy các triệu chứng của nấm miệng. Các triệu chứng của nấm miệng có thể phát triển từ từ hoặc đột ngột, kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần, nhiều tháng.
Tuyển sinh đào tạo Điều dưỡng viên tại Sài Gòn
Những nguyên nhân nào gây ra nấm miệng.
Bình thường, hệ miễn dịch của chúng ta có thể chống lại các vi sinh vật gây hại như virus, vi khuẩn hoặc nấm và cân bằng các vi sinh vật tốt và xấu trong cơ thể. Tuy nhiên, một số trường hợp là suy yếu hện miễn dịch nên mất đi cơ chế cân bằng các vi sinh vật tự nhiên đó. Sau đây là một số bệnh mà các chuyên gia Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đưa ra khiến cho chúng ta dễ bị nhiễm trùng do nấm như:
+ HIV/ AIDS: Đây là một loại virus gây suy giảm miễn dịch, làm cho chúng ta dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội mà các cơ thể bình thường có thể chống lại được. Sự phát triển của nấm miệng có thể là dấu hiệu của sự suy yếu hệ miễn dịch.
+ Ung thư: Khi bạn mắc bệnh ung thư thì hệ miễn dịch của bạn có thể suy yếu do nhiều nguyên nhân như bệnh tật, phương pháp điều trị (hóa trị, xạ trị). Do đó, có thể làm tăng nguy cơ nhiễm nấm candida.
+ Đái tháo đường: Khi lượng đường huyết trong máu cao mà không được điều trị hoặc không được kiểm soát tốt thì trong nước bọt sẽ chứ một lượng đường không nhỏ, là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nấm candida.
+ Nhiễm trùng nấm men âm đạo: Loại nấm men gây nhiễm trùng âm đạo cùng loại với nấm men gây nấm miệng. Do đó, khi các bà mẹ mang thai bị nhiễm nấm men âm đạo có thể lây sang cho trẻ khi sinh.
Ngoài ra, cũng có một số nguyên nhân khác gây suy giảm miễn dịch như sử dụng kháng sinh, hút corticosteroid, mang răng giả, miệng khô, hút thuốc, hoá trị hoặc xạ trị.
Tóm lại, nấm miệng là một bệnh thông thường, rất hay xảy ra. Mặc dù nó không nguy hiểm nhưng gây cảm giác khó chịu cho bệnh nhân. Do đó, mọi người cần biết cách nhận biết và điều trị triệt để nhé!