Điều dưỡng Sài Gòn đưa ra lời khuyên với bệnh nhân suy tim

Điều dưỡng Sài Gòn đưa ra lời khuyên với bệnh nhân suy timHiện nay, các bệnh tim mạch đang là mối lo âu hàng đầu trong cuộc sống. Với những bệnh nhân suy tim, trong quá trình điều trị cần tuân thủ những quy tắc sau đây để đạt được kết quả tốt nhất

Hiện nay, các bệnh tim mạch đang là mối lo âu hàng đầu trong cuộc sống. Với những bệnh nhân suy tim, trong quá trình điều trị cần tuân thủ những quy tắc sau đây để đạt được kết quả tốt nhất

Điều dưỡng Sài Gòn đưa ra lời khuyên với bệnh nhân suy tim

Bệnh suy tim ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người

Suy tim là gì?

Tim là bộ phận chính đóng vai trò quan trọng trong hệ tuần hoàn của cơ thể, tim đảm nhận vai trò như một máy bơm, đưa máu đi nuôi cơ thể. Khi tim bị tổn thương thực thể hay rối loạn chức năng, không đủ công suất đưa máu vào tuần hoàn, cơ thể tự điều chỉnh tăng hoạt động của tim khiến tim làm việc gắng sức, trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng suy tim hay còn gọi là suy tim sung huyết.

Ở bệnh nhân suy tim, triệu chứng lâm sàng thường nhận thấy là cảm giác khó thở, mệt mỏi quá sức khi vận động và phù (ứ dịch).

Theo chia sẻ của các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, có 4 mức độ suy tim dựa trên các triệu chứng cơ năng

  • Mức độ I: không hạn chế hoạt động của bệnh nhân. Vận động thể lực thông thường không gây mệt, khó thở hay hồi hộp
  • Mức độ II: Hạn chế nhẹ vận động thể lực. Bệnh nhân khoẻ khi nghỉ ngơi, vận động thể lực thông thường dẫn đến mệt, hồi hộp, khó thở hay đau ngực
  • Mức độ III: Hạn chế rõ rệt nhiều vận động thể lực. Bệnh nhân khoẻ khi nghỉ ngơi nhưng chỉ cần vận động nhẹ đã có triệu chứng cơ năng.
  • Mức độ IV: Hoạt động thể lực gây khó khăn cho bệnh nhân. Triệu chứng cơ năng của suy tim xảy ra ngay khi nghỉ ngơi, chỉ một vận động thể lực, triệu chứng cơ năng gia tăng.

Khi bệnh nhân cảm thấy những dấu hiện lâm sàng như trên cần trực tiếp đến các cơ sở y tế thực hiện thăm khám cận lâm sàng xác định nguyên nhân gây bệnh kịp thời điều trị, tránh dẫn đến các biến chứng trên tim.

Điều trị bệnh suy tim

Mục tiêu điều trị chính: giảm các triệu chứng ảnh hưởng chất lượng sống bệnh nhân, ngăn ngừa các biến chứng và kéo dài đời sống

Bác sĩ điều trị đánh giá chức năng của cơ tim, xác định loại suy tim của bệnh nhân, đưa ra phương hướng điều trị phù hợp:

  • Suy tim lưu lượng cao: do nhu cầu chuyển hóa của cơ thể tăng cao (thiếu máu, cường giáp) khiến tim tăng công suất hoạt động, lâu ngày dẫn đến suy tim. Trường hợp này thường điều trị nguyên nhân chính từ các bệnh lý khác, khi đó chức năng cơ tim sẽ hồi phục
  • Suy tim lưu lượng thấp: hậu quả của những tổn thương thực thể hay rối loạn chức năng của quả tim, chẩn đoán phân biệt dựa trên phân suất tống máu

Suy tim rối loạn tâm trương: tâm thất không đủ khả năng tiếp nhận máu (EF ≥ 50%)

Suy tim rối loạn tâm thu: tâm thất không đủ khả năng tống máu (EF ≤ 40%)

Điều dưỡng Sài Gòn đưa ra lời khuyên với bệnh nhân suy tim

Phương pháp điều trị

  1. Điều trị nguyên nhân gây suy tim: tăng huyết áp, bệnh van tim, bệnh mạch thận,…
  2. Thay đổi lối sống
  3. Điều trị bằng thuốc

ACEI: là thuốc đầu bảng trị suy tim sung huyết, nhiều chứng minh lâm sàng cho thấy ACEI làm chậm tiến triển suy tim, giảm tỉ lệ nhập viện

ARB: thay thế ACEI khi bệnh nhân không dung nạp do các tác dụng phụ như ho khan kéo dài, phù…

β-blocker (carvedilol, metoprolol, bisoprolol): lựa chọn điều trị cho bệnh nhân suy tim tâm thu NYHA II, III, tuy nhiên chỉ dùng khi bệnh nhân đã ở tình trạng ổn định, không nên ngừng khi bệnh nhân đã dung nạp

Glycosid tim: digoxin – cải thiện triệu chứng

Thuốc lợi tiểu: lợi tiểu thiazid, lợi tiểu quai - chỉ sử dụng cho bệnh nhân có triệu chứng phù, sung huyết phổi; lợi tiểu kháng Aldosteron – được chứng mính trên lâm sàng kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân

Thuốc giãn mạch: hydralazin + nitrat (giãn tĩnh mạch), natri nitroprussid (giãn cả động mạch mạch và tĩnh mạch),… - lựa chọn dựa trên triệu chứng và trị số huyết động của bệnh nhân

  1. Phẫu thuật can thiệp động mạch vành, van tim,…
  2. Điều trị bằng dụng cụ: CRT (tái đồng bộ cơ tim hay tạo nhịp 2 buồng thất), ICD (cấy máy tạo nhịp phá rung), máy trợ tim, ghép tim.

Lời khuyên đối với bệnh nhân suy tim

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn khuyên các bệnh nhân nên thực hiện theo những chỉ dẫn sau đây

  • Tuân thủ liệu trình điều trị của bác sĩ
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: giảm lượng muối ăn hằng ngày, ăn nhiều chất xơ, giảm chất béo, tránh bia rượu,… làm nguy cơ tăng cao các bệnh tim mạch, chuyển hóa, ảnh hưởng chức năng cơ tim
  • Cải thiện vận động, bệnh nhân nên lựa chọn các hoạt động thể thao vừa sức, đưa cân nặng trở về mức bình thường
  • Bổ sung Omega 3: một số nghiên cứu gần đây cho thấy Omega 3 giảm tử vong và nhập viện ở các BN suy tim có EF ≤ 40%.
  • Giảm cảm xúc tiêu cực (cơ thể tiết aldrenalin ảnh hưởng đến việc điều hòa hoạt động cơ tim): tham gia các hoạt động ngoài trời, điều chỉnh lối tư duy,…

Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop