Chuyên gia Dược Sài Gòn hướng dẫn điều trị bệnh động kinh

Chuyên gia Dược Sài Gòn hướng dẫn điều trị bệnh động kinhĐộng kinh là một bệnh mạn tính phổ biến, chiếm khoảng 0,5-2% dân số, ba phần tư số ca xảy ra trước lứa tuổi 20. Với các biểu hiện đặc trưng là các cơn co cứng, co giật và mất ý thức tạm thời.

Động kinh là một bệnh mạn tính phổ biến, chiếm khoảng 0,5-2% dân số với các biểu hiện đặc trưng là các cơn co cứng, co giật và mất ý thức tạm thời. Vậy có cách nào điều trị căn bệnh nào?

Chuyên gia Dược Sài Gòn hướng dẫn điều trị bệnh động kinh

Bệnh động kinh với biểu hiện là các cơn co cứng, co giật và mất ý thức tạm thời

Cơn động kinh là gì?

Cơn động kinh (seizures) là biểu hiện lâm sàng của sự phóng lực bất thường và không kiểm soát được của các neuron ở vỏ não. Cơn động kinh có yếu tố khởi phát: sốt, chấn thương sọ não, rối loạn điện giải, hạ hay tang đường huyết. Các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết, cơn động kinh có yếu tố khởi phát sẽ tự khỏi khi giải quyết được yếu tố khởi phát.

Các triệu chứng của cơn động kinh (seizures)

  • Vận động (cơn co giật – convulsion): co giật cơ tại một vùng cơ thể hay toàn thân
  • Cảm giác: dị cảm tê rần tại một vùng cơ thể hay các ảo giác giác quan
  • Giao cảm: buồn nôn, cảm giác khó chụi ở dạ dày, giãn đồng tử
  • Tâm thần: các hành vi bất thường, rối loạn trí nhớ, các động tác tự động

Bệnh động kinh (epilepsy)

  • Là sự tái phát của các cơn động kinh không yếu tố khởi phát (>2 cơn)
  • Là tình trạng bệnh lý mạn tính
  • Có thể có hay không có nguyên nhân
  • Phải điều trị bằng thuốc chống động kinh

Phân biệt cơn động kinh và bệnh động kinh

Cơn động kinh (seizures)

  • Thành phần của bệnh lý cấp tính hay các nguyên nhân tạm thời
  • Chấm dứt khi giải quyết nguyên nhân
  • Ví dụ: co giật do sốt, chấn thương sọ não, hội chứng cai thuốc, hạ đường huyết, hạ natri huyết.

Bệnh động kinh (epilepsy):

  • Bệnh lý mạn tính và tái phát
  • Cơn xảy ra đột ngột và không có yếu tố khởi phát
  • Có thể có căn nguyên hay không

Chẩn đoán bệnh

  • Điện não đồ: EEG – là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán động kinh với điều kiện là đo trong cơn động kinh.
  • MRI
  • CT scan: không thực hiện được MRI, bệnh lý mạch máu, u, chấn thương sọ não.

Chuyên gia Dược Sài Gòn hướng dẫn điều trị bệnh động kinh

Điều trị

Những nguyên tắc mà các giảng viên Cao Đẳng Dược Sài Gòn khuyên khi thực hiện điều trị bệnh

  • Chọn thuốc tùy vào loại cơn và nhu cầu bệnh nhân
  • Dùng đơn liệu pháp trước
  • Dùng thuốc không có tác dụng an thần hay trên tâm thần
  • Liều lượng thích hợp – tang liều dần
  • Đổi thuốc hay phối hợp thuốc khi cần
  • Chi phí

Thuốc điều trị động kinh

Loai động kinh

Thuốc lựa chọn

Thuốc dự phòng

 

Động kinh

cục bộ

Valproic acid, phenytoin, carbamazepine

Phenobarbital trong thai kì, không phải bao giờ thuốc cũng hiệu quả

Động kinh

toàn thể

Valproic acid, phenytoin, carbamazepine

Phenobarbital trong thai kì, không phải bao giờ thuốc cũng hiệu quả

Động kinh

 cơn nhỏ

Ethosuximide, valproic acid, clonazepam

Lamotrigine

Co giật

cơn toàn thể

Valproic acid

Clonazepam, felbamate

Liên tục

Loaepam, diazepam, phenytoin hoặc fosphenytoin

Phenobarbital

Thông tin thuốc Phenytoin

  • Phong bế các kênh Na+ sợi trục ở trạng thái bất hoạt, giảm sự phóng điện liên tục, tần suất cao và duy trì
  • Cũng là thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc dự phòng trong rối loạn lưỡng cực
  • Hấp thu qua đường uống thay đổi và chuyển hóa qua gan lần đầu: theo dõi nồng độ huyết tương
  • Cạnh tranh gắn kết protein huyết tương và cảm ứng P450: tương tác thuốc
  • ADR:

+ An thần, mất điều hòa, song thị, mụn, phát triển nha chu quá mức, rậm long, nhuyễn xương, độc tính trên máu (giảm bạch cầu hạt, thiếu máu hồng cầu khổng lồ)

+ Quái thai:hội chứng hydantoin thai nhi

Thông tin thuốc Carbamazepine

  • Cơ chế tương tự Phenytoin
  • Hiện nay thuốc được lựa chọn để điều trị đau dây thần kinh sinh ba và thuốc dự phòng trong rối loạn lưỡng cực
  • ADR:

+ An thần, mất điều hòa, song thị (động kinh khi quá liều), nhuyễn xương, độc tính trên máu (giảm bạch cầu hạt, thiếu máu hồng cầu khổng lồ, thiếu máu bất sản), giữ nước, viêm tróc da

+ Quái thai: dị dạng sọ mặt và nứt đốt sống

Thông tin thuốc Ethosuximide?

  • Phong bế dòng ion Ca2+ qua kênh Ca2+ loại T ở vùng đồi thị
  • Chỉ sử dụng cho động kinh cơn vắng
  • ADR:

+ Rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, ngủ lịm

+ Rối loạn chức năng ngoại tháp, viêm tróc da và độc tính trên máu

Thuốc điều trị bệnh động kinh Valproic Acid

Thuốc điều trị bệnh động kinh Valproic Acid 

Thông tin thuốc Acid valproic

  • Cơ chế tác dụng: phong bế kênh Ca2+ loại T, ức chế GABA transaminase, phong bế kênh Na+ sợi trục
  • Sử dụng trong các trạng thái động kinh, thuốc dự phòng trong rối loạn lưỡng cực và điều trị đau nữa đầu.
  • ADR:

+ Rối loạn tiêu hóa, độc gan do tạo các chất chuyển hóa độc, viêm tụy, rụng tóc, run, nhạy cảm ánh sáng.

+ Quái thai: nức đốt sống

Barbiturate và benzodiazepine trong điều trị động kinh

  • Phenobarbital có tác dụng chống động kinh chọn lọc ở liều thấp và thời gian bán hủy dài: thích hợp điều trị lâu dài trong các bệnh động kinh. Dược sĩ Nguyễn Thị Hồng – Giảng viên văn bằng 2 Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ.
  • Clonazepam thường là thuốc dự phòng trong điều trị động kinh cơn vắng và động kinh kiểu giật cơ, thuốc gây an thần rõ ở liều chống co giật
  • Lorazepam và Diazepam được dùng trong trạng thái động kinh liên tục

Các đặc điểm chung khi sử dụng các thuốc chống co giật

  • Tác dụng ức chế thần kinh trung ương được tăng cường xảy ra với các thuốc khác như: kháng histamine, ethanol, an thần-gây ngủ và các opioid
  • Tránh ngừng thuốc đột ngột, có thể dẫn đến cơn động kinh dội ngược
  • Làm giảm tác dụng của các thuốc tránh thai đường uống do cảm ứng các enzyme chuyển hóa thuốc

Các thuốc chống động kinh mới

Felbamate, Lamotrigine, Topiramate, Gabapentin, Tiagabine, Vigabatrin


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop