Nguyên nhân và triệu chứng thường gặp của bệnh tự kỷ

Nguyên nhân và triệu chứng thường gặp của bệnh tự kỷXã hội phát triển, nguy cơ trẻ mắc bệnh tự kỷ ngày càng cao. Tìm hiểu về các nguyên nhân, triệu chứng của bệnh tự kỷ ở trẻ em để có phương pháp xử lý phù hợp và hiệu quả khi trẻ bị mắc bệnh.

Xã hội phát triển, nguy cơ trẻ mắc bệnh tự kỷ ngày càng cao. Tìm hiểu về các nguyên nhân, triệu chứng của bệnh tự kỷ ở trẻ em để có phương pháp xử lý phù hợp và hiệu quả khi trẻ bị mắc bệnh.

Nguyên nhân và triệu chứng thường gặp của bệnh tự kỷ

Bệnh tự kỷ được xác định chủ yếu là di truyền

Nguyên nhân gây bệnh bệnh tự kỷ ở trẻ là do đâu? 

Hiện nay, nguyên nhân của bệnh tự kỷ đã có nhiều giả thuyết, nhưng vẫn chưa được các nhà khoa học kết luận một cách toàn diện, đầy đủ.

Bệnh tự kỷ được xác định chủ yếu là di truyền, các nhà nghiên cứu đang nghi ngờ cả hai yếu tố môi trường và di truyền đều là nguyên nhân trẻ bị tự kỷ. Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa tìm ra được gen hay tổ hợp gen nào gây bệnh.

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác có thể kể đến như người mẹ mắc virus Rubella trong thai kỳ, làm cho não của thai nhi kém phát triển, hay bệnh đái tháo đường của mẹ trong suốt thời kỳ mang thai cũng là nguy cơ gây bệnh tự kỷ.

Ngoài ra, một số loại thuốc sử dụng trong thai kỳ như thuốc an thần, Acid Valproic, thuốc điều trị dạ dày, viêm khớp cũng được cho là yếu tố nguy cơ gây bệnh tự kỷ ở trẻ.

Tiếp xúc với các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu hay thuốc diệt cỏ với nồng độ cao, liên tục cũng có khả năng cao gây ra những bất thường về gen, dễ làm đột biến gen có ảnh hưởng thai phụ.
Khiếm khuyết ở mạch máu. Trong một bộ não người thường, các mạch máu được ổn định, do đó đảm bảo sự ổn định lưu thông máu. Trong bộ não trẻ tự kỷ, các cấu trúc tế bào của các mạch máu liên tục biến động nên lưu thông máu luôn dao động dẫn đến thần kinh hạn chế.

Triệu chứng thường gặp của bệnh tự kỷ ở trẻ là gì? 

Theo các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn, tùy vào mức độ nhẹ hay nặng mà bệnh tự kỷ ở trẻ em có nhiều đặc điểm khác nhau. Nhưng đa số, khi mắc bệnh trẻ thường có các biểu hiện sau đây:

Rất ngại giao tiếp với người khác

Trẻ thường không cười, thường nhìn chằm chằm vào mắt người đối diện, không có tương tác với người chăm sóc. Một trong những biểu hiện đáng chú ý nữa đó là hay lặp lại những câu nói hay từ ngữ vô nghĩa, gầm gừ.

Có những hành động lặp đi lặp lại

Đây là biểu hiện mà nhiều bố mẹ bỏ qua. Khi bé xuất hiện các hành vi dập khuôn lặp đi lặp lại nhiều lần, mỗi ngày thì rất có thể trẻ đã mắc phải bệnh tự kỷ. Ví dụ điển hình như lắc lư người ra phía trước hoặc sau, đập đầu, bật công tắc liên tục…

Ít tham gia vào các hoạt động tập thể

Khi mắc bệnh tự kỷ trẻ ít hứng thú với các trò chơi, hoạt động tập thể. Việc chơi thường cứng nhắc dập khuôn. Thay vì cho xe chạy, bé chỉ xoay bánh xe ô tô hoặc không chơi các trò chơi mang tính sáng tạo, bộc lộ cảm xúc.

Khó thích ứng với sự thay đổi của môi trường

Tư duy trẻ khi mắc bệnh tự kỷ thường rất cứng nhắc. Vì vậy trẻ rất khó thích ứng được với sự thay đổi của hoàn cảnh hoặc những công việc diễn ra hàng ngày. Chẳng hạn như đi học theo một con đường duy nhất, chỉ ăn một thức ăn nhất định. Khi bố mẹ thay đổi cách khác với bé, ngay lập tức phản ứng mạnh mẽ như la khóc, cào cấu để chống lại.

Nguyên nhân và triệu chứng thường gặp của bệnh tự kỷ

Có những phương pháp nào được áp dụng để điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em?

Do biểu hiện bệnh lý ở mỗi trẻ không giống nhau nên không có phương pháp điều trị chuẩn nào cho tất cả mọi trường hợp. Các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn khuyên các ông bố bà mẹ nên đưa trẻ thăm khám để có hướng điều trị đúng đắn. Một số phương pháp có thể áp dụng để điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em như là:

Phương pháp y học

Sử dụng các loại thuốc theo đơn của bác sĩ để kiểm soát những biểu hiện của bệnh. Ngoài ra chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, vitamin đặc biệt các vitamin nhóm B giúp trẻ giảm bớt các chấn động của não bộ. Để giúp trẻ ổn định hơn có thể sử dụng thêm thuốc chống suy nhược, thuốc bổ thần kinh. Nhưng nên nhớ phải đảm bảo đúng liều lượng theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Liệu pháp giao tiếp

Liệu pháp này giúp trẻ vượt qua những khó khăn trong giao tiếp. Làm quen với cách sử dụng ngôn ngữ, động viên trẻ tương tác với xã hội. Phương pháp này đòi hỏi cha mẹ phải dành nhiều thời gian và kiên trì để hướng dẫn bé từ từ tiếp xúc với mọi người. Lâu dần bé sẽ quên và mất dần đi suy nghĩ ngại ngùng sợ trong giao tiếp.

Bên cạnh đó bạn nên dạy cho bé cách xử lý tình huống điển hình, thường xuyên đi chơi, dã ngoại cùng trẻ, trị liệu cảm giác, cho bé tham gia hoạt động tại các trung tâm dành cho trẻ tự kỷ…cũng là một trong những cách giúp con em mình sớm cải thiện tình trạng này.

Điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em là một quá trình dài đòi hỏi sự kiên trì cả bậc phụ huynh và trẻ. Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng phát hiện sớm và có hướng điều trị đúng đắn sẽ giúp bé phát triển được một số ưu điểm của bản thân và giúp bé hòa đồng hơn với mọi người.

Phụ huynh cần lưu ý những gì khi chăm sóc trẻ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ?

  • Cần kiên trì dạy trẻ nói, sửa câu cho trẻ và cắt giảm thời gian cho trẻ tiếp xúc với tivi, điện thoại, máy tính…
  • Đồng thời, cha mẹ cần tăng cường thời gian trò chuyện với con để dạy trẻ tự kỷ nói, luyện nói và có phản xạ về lời nói nhanh hơn.
  • Tăng cường vận động cho trẻ, đây là điều rất quan trọng mà tất cả các phương pháp điều trị đều khuyến cáo áp dụng.
  • Nên quan tâm, khuyến khích, động viên, khen ngợi trẻ mỗi khi trẻ hoàn thành công việc dù nhỏ nhất cũng rất có tác dụng điều trị tâm lý với trẻ tự kỷ.
  • Thường xuyên đưa trẻ đi chơi nơi công cộng như công viên, đi du lịch, tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với cộng đồng và với môi trường thiên nhiên giúp ích rất nhiều cho trẻ.

Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop