Điều dưỡng Sài Gòn hướng dẫn cách xử trí khi đuối nước

Điều dưỡng Sài Gòn hướng dẫn cách xử trí khi đuối nướcĐuối nước khả năng tử vong rất cao hoặc có thể để lại di chứng tổn thương não nặng. Tuy nhiên nếu nạn nhân được sơ cứu kịp thời, tích cực và đúng phương pháp có khả năng được cứu sống.

Đuối nước khả năng tử vong rất cao hoặc có thể để lại di chứng tổn thương não nặng. Tuy nhiên nếu nạn nhân được sơ cứu kịp thời, tích cực và đúng phương pháp có khả năng được cứu sống.

Điều dưỡng Sài Gòn hướng dẫn cách xử trí khi đuối nước

Có nhiều ca tử vong do đuối nước ở trẻ trong những năm gần đây

Hàng năm cứ vào mùa hè các ca tử vong do đuối nước ở trẻ em lại tăng lên do đi tắm biển, tắm hồ, ao hay hồ bơi. Khi bị đuối nước nếu bệnh nhân được sơ cứu kịp thời, đúng phương pháp sẽ có khả năng cứu sống hay nói cách khác kịp thời đó chính là thời điểm vàng để cứu sống được nạn nhân. Trong khoảng 1 – 4 phút ngay sau khi đưa nạn nhân lên bờ nếu sơ cứu không kịp thời thì nạn nhân có khả năng tử vong và để lại nhiều di chứng nhất là di chứng ở não do thiếu oxy. Vì vậy, biết cách xử trí cấp cứu cho nạn nhân bị đuối nước là điều thiết yếu và vô cùng quan trọng. Trang bị các kỹ năng xử trí như thế nào thì chúng ta cùng tìm hiểu với các giảng viên Cao Đẳng Điều dưỡng Sài Gòn

Nguyên nhân chủ yếu gây đuối nước ở trẻ em

Do sự bất cẩn của người lớn:

  • Cha mẹ không giám sát các con, chủ quan khi cho con chơi tại khu vực có nước.
  • Trẻ dưới 5 tuổi có thể gặp tai nạn trong xô, chậu, vại, bể chứa.
  • Trẻ ở khu vực nông thôn ra đồng, sông suối mò cua cũng có nguy cơ bị đuối nước.

Do môi trường sống quanh trẻ không an toàn:

  • Nhiều ao hồ sông suối nguy hiểm nhưng không có rào chắn hoặc biển báo.
  • Trẻ em đi học bằng ghe thuyền nhưng không có phao cứu sinh, người lớn đi kèm.

Do trẻ không biết bơi, chưa được rèn các kỹ năng:

  • Không biết bơi, không có kỹ năng tự xoay trở trong tình huống đuối nước.
  • Không biết bơi, kỹ năng cứu đuối vẫn nhảy xuống nước cứu bạn.
  • Biết bơi nhưng không có kỹ năng cứu đuối dẫn đến dễ bị đuối theo.

Nguyên tắc cấp cứu tại chỗ

Nguyên tắc này phải khẩn trương, đúng phương pháp. Nếu gặp trường hợp nạn nhân đang giãy dụa dưới nước thì nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi mặt nước bằng cách đưa cây sào dài cho nạn nhân, ném phao cứu sinh cho nạn nhân hay khúc gỗ hoặc sợi dây cho nạn nhân nắm và kéo nạn nhân lên đối với những người không bết bơi hoặc không được huấn luyện kỹ năng đưa người đuối nước lên bờ. Một lưu ý cho những người cấp cứu nạn nhân ngay dưới nước cần phải nâng đầu nạn nhân nhô lên khỏi mặt nước.

Cần khẩn trương nhưng cũng phải kiên tri và hợp lý khi sơ cứu nạn nhân. Các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn lưu ý không cõng trẻ xốc nước hay lôi trẻ đi quá xa mà phải hồi sức ngay sau khi lên bờ. Tuyệt đối không được lãng phí một giây phút quý báu nào để hồi sức cho trẻ. Không nên hơ lửa cho trẻ vì có thể gây hạ huyết áp, sốc nhiệt, ngưng tim. Nên cởi bỏ quần áo của trẻ để trẻ không bị hạ thân nhiệt có thể đắp cho trẻ 1 tấm chăn mỏng.

Điều dưỡng Sài Gòn hướng dẫn cách xử trí khi đuối nước

Tuyến sinh Cao Đẳng Điều dưỡng Sài Gòn năm 2018

Ngay sau khi đưa nạn nhân vào bờ, đặt nạn nhân ở tư thế nằm ngửa trên mặt phẳng cứng. Có hai trường hợp xấu xảy ra: Nạn nhân bị ngưng thở, còn nhịp tim hoặc nạn nhân bị ngưng thở và ngưng tim. Cần kiểm tra nạn nhân còn thở hay không bằng cách quan sát lồng ngực nạn nhân có di động hay không, ép sát tai vào miệng, mũi nạn nhân nghe nhịp thở. Đồng thời tay sờ mạch cổ hay mạch bẹn xem còn đập hay không. Nếu tim ngưng đập (sờ mạch không có) thì phải ép tim ngoài lồng ngực. Tay không thuận đặt vào vị trí xương ức (giữa 2 núm vú nạn nhân), tay thuận chồng lên tay không thuận ép vuông góc với lồng ngực của nạn nhân với tần số khoảng 100 lần/1 phút đồng thời phải khai thông đường thở bằng cách móc đờm dãi, dị vật khỏi miệng nạn nhân và hà hơi thổi ngạt, hô hấp nhân tạo với phương pháp miệng thổi miệng cho nạn nhân. Bịt mũi nạn nhân, dùng miệng ngậm kín miệng nạn nhân, thổi hai hơi liên tiếp (thổi đầy phổi). Nếu chỉ có một người thì ấn tim ngoài lồng ngực 30 nhịp sau đó thổi ngạt 2 lần và tiếp tục lặp lại việc ấn tim ngoài lồng ngực với chu kỳ 30: 2. Nếu có hai người cấp cứu thì một người ấn tim một người thổi ngạt kiên trì thực hiện cho đến khi mạch đập và nạn nhân thở trở lại. Sau sơ cứu ban đầu nạn nhân tỉnh lại thì nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Dự phòng đuối nước

Một số cách dự phòng đuối nước được các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ như sau:

  • Không cho con em đi tắm, bơi ngoài sông, hồ mà không có người lớn đi kèm.
  • Không để các cháu chơi, đùa nghịch quanh ao, hồ nước, hố sâu, sông, suối.
  • Nhà ở gần sông nước, ao, hồ cần làm cửa chắn và rào quanh nhà.
  • Trang bị kỹ năng bơi, cho con đến học bơi ở trung tâm thể thao, những địa chỉ dạy bơi có uy tín.
  • Trẻ em đi học bằng ghe, thuyền bắt buộc phải có phao cứu sinh hoặc có người lớn đưa đi kèm.
  • Học sinh cần được dạy bơi lội và kỹ thuật sơ cấp cứu để biết tự cứu mình, cứu bạn khi bị đuối nước.
  • Bể nước, cống rãnh, miệng giếng... phải có nắp đậy an toàn.

Với những người bị đuối nước, cấp cứu ban đầu là điều quan trọng nhất, quyết định sự sống còn của nạn nhân, nếu xử trí chậm rất khó cứu sống sau đó. Thời điểm cấp cứu ban đầu phải nhanh, ngay lập tức và kịp thời. Hãy trang bị cho bản thân những kỹ năng bơi lội cũng như cách sơ cứu ban đầu để phòng đuối nước và cứu bản thân, mọi người.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop