Chuyên gia Dược Sài Gòn điều trị viêm họng cấp và mạn tính

Chuyên gia Dược Sài Gòn điều trị viêm họng cấp và mạn tínhNói đến viêm họng chủ yếu là nói đến viêm ở họng miệng. Có 2 loại viêm họng là viêm họng cấp tính và mạn tính. Vậy nguyên nhân và cách điều trị viêm họng cấp và mạn tính là gì?

Nói đến viêm họng chủ yếu là nói đến viêm ở họng miệng. Có 2 loại viêm họng là viêm họng cấp tính và mạn tính. Vậy nguyên nhân và cách điều trị viêm họng cấp và mạn tính là gì?

Chuyên gia Dược Sài Gòn điều trị viêm họng cấp và mạn tính

Viêm họng cấp rất thường gặp trong mùa lạnh khi thời tiết thay đổi

Viêm họng cấp

Là bệnh rất thường gặp ở người lớn lẫn trẻ em nhất là về mùa đông khi thời tiết thay đổi. Bệnh có thể xuất hiện riêng biệt hoặc đồng thời với viêm VA, viêm A, viêm mũi, viêm xoang... hoặc trong các bệnh nhiễm khuẩn lây của đường hô hấp trên như cúm sởi.

Là viêm họng cấp tính của niêm mạc họng miệng kết hợp chủ yếu với viêm A khẩu cái, 1 số ít trường hợp kết hợp với viêm A đáy lưỡi. Viêm họng đỏ cấp chiếm 90% viêm họng cấp. Rất thường gặp trong mùa lạnh khi thời tiết thay đổi.

Nguyên nhân viêm họng cấp

Chia sẻ từ Dược sĩ Phạm Thị Thu Hương - Giảng viên Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết nguyên nhân chính gây ra viêm họng cấp là do thời tiết thay đổi, nhất là về mùa lạnh. Viêm họng đỏ cấp thường bắt đầu bằng sự nhiễm virus chiếm đến 60-80% các trường hợp: gồm Adenovirus, virus cúm, virus para-influenzac, virus Coxsakie, virus Herpes, virus Zona, EBV. Sau đó do độc tố của virus, cấu trúc giải phẫu của amidan và sức đề kháng của cơ thể đã gây ra sự bội nhiễm các tạp khuẩn khác, thường là các vi khuẩn hội sinh có sẵn trong họng như liên cầu, phế cầu và đaẹc biệt nguy hiểm là loại liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A.

Bệnh lây qua đường nước bọt, nước mũi.

Triệu chứng viêm họng cấp

Triệu chứng toàn thân: sốt vừa (38-390) hoặc sốt cao, người ớn lạnh, nhức đầu, đau mình mẩy,mệt mỏi, kém ăn.

Triệu chứng cơ năng: lúc đầu là cảm giác khô nóng ở trong họng, dần dần đau rát trong họng nhất là khi nuốt kể cả chất lỏng. Khi ho, khi nói thì đau nhói lên tai. Có thể ho từng cơn, ho khan hoặc ho có dờm nhầy. Giọng nói mất trong và có thể khàn tiếng nhẹ. Thường có kèm theo chảy mũi nhầy và tắc mũi.

Triệu chứng thực thể: toàn bộ niêm mạc họng đỏ, xuất tiết. Tổ chức bạch huyết ở thành sau họng đỏ mọng và có những mao mạch nổi rõ. Hai amidan khẩu cái cũng sưng to đỏ, có khi có những chấm mủ trắng như nước cháo phủ trên mặt A. Trụ trước và trụ sau cũng đỏ. Có hạch góc hàm sưng nhệ và hơi đau. Khám mũi thấy niêm mạc sung huyết và hốc mũi đọng xuất tiết nhầy.

Biến chứng viêm họng cấp

Biến chứng tại chỗ: viêm tấy hoặc áp xe quanh A. Viêm tấy hoặc áp xe các khoảng bên họng, áp xe thành sau họng ở trẻ nhỏ 1-2 tuổi. Viêm tấy hoại thư vùng cổ rất hiếm gặp nhưng tiên lượng nặng.

Biến chứng lân cận: viêm thanh khí phế quản, viêm phổi. Viêm tai giữa cấp. Viêm mũi viêm xoang cấp.

Biến chứng xa: đặc biệt nếu do liên cầu beta ta huyết nhóm A có thể gây viêm thận, viêm khớp, viêm nội tâm mạc Rendu Osler, choáng nhiễm độc liên cầu hoặc cá biệt có thể nhiễm trùng huyết.

Điều trị viêm họng cấp

Điều trị bằng kháng sinh một cách hệ thống:

  • Penicilline V uống: 50-100000 UI/kg cho trẻ em và 3 triệu UI cho người lớn chia làm 3-4 lần trong ngày, kéo dài 10 ngày.
  • Hoặc tiêm bắp thịt liều duy nhất của Penicilline chậm loại Benzathine-Penicilline G với liều 6000 UI cho trẻ em <30kg; 1,2 trệu UI cho trể >30kg và 2,4 triệu UI cho người lớn.
  • Hoặc Cephalosporine thế hệ I hoặc Penicilline A trong 10 ngày
  • Trường hợp dị ứng với Penicilline, thì có thể thay thế bằng nhóm Macrolide như Josacine, Dynabac hoặc Rulid trong 10 ngày hoặc Zithromax trong 5 ngày.

Hoặc làm xét ngiệm vi trùng vơi điều trị chúng bằng các thuốc hạ sốt, kháng viêm, giảm đau khi thấy các triệu chứng còn nhẹ.

  • Khi có kết quản vi trùng trong 3-4 ngày sau sẽ hiệu chỉnh điều trị

Điều trị tại chỗ: súc họng và nhỏ mũi.

Chuyên gia Dược Sài Gòn điều trị viêm họng cấp và mạn tính

Viêm họng mạn tính

Viêm họng mạn tính là một bệnh thường gặp, nam nhiều hơn nữ. Nguyên nhân thuận lợi gây viêm họng mạn tính

  • Do viêm mũi, viêm xoang gây tắc mũi phải thở miệng đồng thời mũi chảy xuống ở thành sau họng.
  • Do môi trường: hít thở không khí bụi hữu cơ, vô cơ, nóng khô, hơi hóa chất
  • Do thói quen: hút thuốc, uống rượu.
  • Do bệnh dị ứng, bệnh Goute, trào ngược dạ dày thực quản, viêm đại tràng, viêm gan.

Triệu chứng toàn thân của viêm họng mạn tính

Toàn thân: có thể rất nghèo nàn, không sốt, không khó chịu gì. Nhưng thường hay có những đợt tái phát viêm họng cấp tính khi bị lạnh, khi cảm mạo, cúm... thì lại xuất hiện sốt, mệt mỏi, đau rát họng...

Cơ năng: có cảm giác ngứa, vướng trong họng hoặc khô rát, nóng trong họng, thường phải khạc nhổ luôn, ra ít đờm nhầy, có khi đóng thành vảy. Có khi có cảm giác dị vật ở trọng họng, khi nuốt nhô lên, nhô xuống hay như có khối u bất thường hoặc như thở hụt hơi khó chụi.

Thực thể: theo giai đoạn tiến triển, các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết có thể chia làm 4 loại:

  • Viêm họng mạn tính sung huyết đơn thuần niêm mạc họng đỏ, nổi nhiều tia mao mạch máu.
  • Viêm họng mạn tính xuất huyết: thành sau họng có tăng tiết dịch nhầy, trong, hơi dính vào niêm mạc, chảy từ vòng xuống hạ họng, tạm thời mất đi khi bệnh nhân nuốt. Niêm mạc họng cũng đỏ và nổi nhiều tia mao mạch máu.
  • Viêm họng mạn tính quá phát: niêm mạc họng đỏ và dày lên. Tổ chức bạch huyết ở thành sau họng phát triển mạnh, quá phát thành từng đám to nhỏ không đều, màu hồng hoặc đỏ. Có khi tập trung thành một dải gồ lên ở phía sau và dọc theo trụ sau của amidan trông như một trụ sau thứ hai gọi là “trụ giả”. Thể này gọi là viêm họng hạt.
  • Viêm họng teo: niêm mạc họng teo dần, những tuyến nhầy dưới niêm mạc cũng teo đi làm cho niêm mạc họng từ đỏ thẩm biến thành hồng nhạt rồi nhợt nhạt, khô và đọng những vảy mỏng, vàng, khô bám vào từng chỗ. Niêm mạc họng trở thành mỏng, các trụ  sau cũng teo biến đi  làm cho họng trở nên rộng hơn. Viêm họng teo thường là viêm họng do nghề nghiệp hoặc ở người già hoặc ở những người trĩ mũi.

Điều trị viêm họng mạn tính

Điều trị nguyên nhân: điều trị viêm mũi, viêm xoang, viêm A, viêm VA nếu có. Giảm bớt các kích thích hút thuốc lá, uống rượu. Tổ chức phòng hộ lao động tốt.

Điều trị tại chỗ:

  • Nhỏ mũi, rửa mũi, khí dung họng.
  • Thể viêm họng xuất tiết có thể chấm glycerin iode
  • Viêm họng quá phát: đốt các hạt quá phát bằng cautere điện hoặc Nitrate bạc 10% hoặc bằng nitơ lỏng
  • Viêm họng teo: phải bôi họng, súc họng bằng các thuốc kích thích, nước khoáng.

Điều trị toàn thân:

  • Thay đổi thể trạng: điều trị nước suối nóng, thay đổi điều kiện khí hậu, môi trường sinh hoạt làm việc nếu có thể.
  • Uống vitamin C, A, D.

Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop