Phòng ngừa và xử trí một số phản ứng có hại của thuốc

Phòng ngừa và xử trí một số phản ứng có hại của thuốcTỉ lệ mắc các bệnh ngày càng gia tăng, việc sử dụng thuốc trở nên rộng rãi. Tuy nhiên ngoài tác dụng trị liệu, một số thuốc cũng gây ra những phản ứng nghiêm trọng ảnh hưởng sức khỏe.

Tỉ lệ mắc các bệnh ngày càng gia tăng, việc sử dụng thuốc trở nên rộng rãi. Tuy nhiên ngoài tác dụng trị liệu, một số thuốc cũng gây ra những phản ứng nghiêm trọng ảnh hưởng sức khỏe.

Phòng ngừa và xử trí một số phản ứng có hại của thuốc

Một số loại thuốc gây ra những phản ứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe

Phản ứng có hại của thuốc là gì?

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), ADR là các phản ứng gây tác hại cho cơ thể khi sử dụng thuốc ở liều điều trị, dự phòng hoặc chẩn đoán, không lường trước được

Phân loại

Thường phân loại theo tần suất gặp

- Rất thường gặp: ADR >1/10

- Thường gặp: ADR > 1/100

- Ít gặp: 1/1 000 < ADR < 1/100

- Hiếm gặp: ADR < 1/1 000

- Rất hiếm gặp: ADR <1/10 000

Báo cáo ADR

Khi thay đổi cách sử dụng một thuốc cũ, phối hợp mới với một thuốc khác, hoặc sử dụng cho mục đích mới, đều có thể gây ADR mới hoặc tăng tần suất ADR. Việc báo cáo ADR là bắt buộc trong các thử nghiệm lâm sàng; tuy nhiên do số lượng người tham gia thử nghiệm ít nên khả năng phát hiện các phản ứng nghiêm trọng bị hạn chế. Báo cáo ADR đặc biệt quan trọng đối với các thuốc mới, cán bộ y tế có trách nhiệm phải báo cáo tất cả những triệu chứng và phản ứng không mong muốn khi phát hiện được và nghi ngờ là ADR và tìm cách hạn chế tối đa việc xuất hiện ADR.

Người bệnh hoặc người chăm sóc người bệnh cũng có thể báo cáo cho thầy thuốc bất cứ phản ứng bất thường nào gặp trong quá trình điều trị.

Chia sẻ từ giảng viên Cao đẳng Dược Sài Gòn, biện pháp phòng ngừa ADR tuân theo các nguyên tắc:

-        Không được chỉ định thuốc không có chứng cứ hiệu quả trị liệu đối với bệnh nhân.

-        Hạn chế dùng thuốc đối với phụ nữ có thai

-        Thăm hỏi tiền sử dị ứng của bệnh nhân.

-        Thăm hỏi tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân, tránh xảy ra tương tác thuốc.

-        Tránh phối hợp thuốc không cần thiết. Hãy dùng càng ít thuốc nếu có thể.

-        Tuổi tác, các bệnh lý gan thận có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa và khả năng đào thải thuốc, cần điều chỉnh liều cho phù hợp

-        Hướng dẫn sử dụng thuốc rõ ràng, chi tiết cho bệnh nhân, nhất là đối với người cao tuổi.

-        Nếu thuốc chỉ định có nguy cơ gây dị ứng cao, cần thông tin cho bệnh nhân các dấu hiệu nhận biết để xử lý kịp thời.

Phòng ngừa và xử trí một số phản ứng có hại của thuốc

Nhận biết và xử trí một số ADR

Các phản ứng ngoài da và niêm mạc do thuốc gây ra rất quan trọng do khả năng cảnh báo sớm cũng như do tính chất nghiêm trọng:

Ban đỏ dát sần: Gây ngứa và tróc vảy, có thể tự hết nếu ngừng thuốc, thường gặp nhất trong tất cả những phản ứng ngoài da do thuốc.

Mày đay/phù mạch: Mày đay xuất hiện đột ngột, cùng với ban đỏ ngứa rải rác ở nhiều nơi, thường dịu đi trong vòng 24 giờ. Phù mạch có thể trở nên nghiêm trọng khi liên quan đến niêm mạc đường hô hấp trên, có thể đe dọa tính mạng với nguy cơ gây tắc nghẽn đường thở, thường gặp ở các thuốc ACEI, penicilin, aspirin…

Ðiều trị bằng adrenalin, glucocorticoid và kháng histamin. Ngừng các thuốc nghi ngờ và hạn chế chỉ định. Hen được điều trị theo GINA.

Ban cố định do thuốc: Ban dạng này có những ranh giới rõ rệt; tổn thương ban đỏ gây đau ở bàn tay, mặt, cẳng tay và bộ phận sinh dục. Tăng sắc tố cục bộ thường tồn tại sau khi hồi phục. Tiếp xúc lại với thuốc nghi vấn lại gây các ban mới ở cùng nơi.

Nhạy cảm ánh sáng: giới hạn tại vị trí tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, có thể trực tiếp độc do ánh sáng hoặc liên quan đến miễn dịch, cũng có thể hình thành do sau liệu pháp tia X, có thể tăng lên nhiều do một số thuốc. Biện pháp hạn chế là tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nếu vẫn phải tiếp tục điều trị với thuốc.

Hồng ban đa dạng và hội chứng Stevens-Johnsons: còn gọi là hội chứng da và niêm mạc cấp tính do thuốc: ban đỏ khắp người và mụn nước và bọng nước xuất hiện sau khi dùng thuốc vài giờ đến một tuần. Những bọng nước to vỡ ra nhưng sau đó không để lại sẹo. Có thể gặp loét các hốc tự nhiên như mắt, miệng, các lỗ sinh dục. Phản ứng này thường phối hợp với sốt, khó chịu.

Phương pháp điều trị từ các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn: Ngừng các thuốc nghi vấn, điều trị glucocorticoid và adrenalin và để kiềm chế phá hủy mô nếu cần thì có thể dùng các thuốc ức chế miễn dịch khác.

Hoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN): còn gọi là hội chứng Lyell: Trên da xuất hiện nhiều mảng đỏ với mụn nước hoại tử rộng khắp, bong da từng mảng lớn, niêm mạc các hốc tự nhiên hoại tử. Nhiều cơ quan như phổi, gan, thận cũng bị tổn thương. Triệu chứng kèm theo là sốt cao, rét run, ngứa khắp người, hốt hoảng, mất ngủ…

Ðiều trị: Hỗ trợ cân bằng dịch và điện giải. Dùng kháng sinh chống nguy cơ nhiễm khuẩn. Điều trị hỗ trợ  chảy chống nguy cơ xuất huyết. Quan sát nguy cơ phù phổi và hội chứng suy hô hấp cấp ở người lớn. Ðiều trị chống đông dự phòng, giảm đau, an thần. Ðiều trị sốt cao.

Các phản ứng penicilin thông thường: Theo thống kê, khoảng 1/50 000 người điều trị với penicilin bị phản ứng dị ứng nặng. Những phản ứng này dẫn tới các phản ứng phản vệ, mày đay và nguy cơ sốc; hay gặp nhất là phản vệ với penicilin tiêm tĩnh mạch.

Điều trị: Ngừng điều trị, tiêm adrenalin, dùng thuốc kháng histamin và glucocorticoid. Đối với các trường hợp xảy ra phản ứng nặng lưu ý không bao giờ điều trị lại bằng penicilin.

Loét niêm mạc miệng: Niêm mạc miệng có thể bị tổn thương do tác dụng trực tiếp hoặc toàn thân của thuốc.

Xử trí: Ngừng thuốc gây phản ứng. Điều trị tại chỗ bằng thuốc phù hợp (chống nấm, làm dịu).


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop