Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Bệnh lành tính tuy nhiên có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng ở trẻ nhỏ. Vậy khi mắc thủy đậu phải làm gì để đảm bảo an toàn cho trẻ?
Bệnh thủy đậu dễ lây lan và dễ bùng phát thành dịch
Nguyên nhân gây bệnh Thủy đậu.
- Thủy đậu có thể xảy ra ở tất cả các tuổi, tuy nhiên trẻ em dưới 12 tuổi là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh nhất. Bệnh lây lan nhanh và dễ bùng phát thành dịch. Nguyên nhân chính gây bệnh là virus Varicella – Zoster.
- Virus gây bệnh thủy đậu lây chủ yếu qua đường hô hấp. Trẻ dễ bị nhiễm bệnh khi hít phải nước bọt bắn ra khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi hay nhảy mũi. Bệnh cũng có thể lây từ những bọng nước khi bị vỡ ra, lây từ vùng da bị tổn thương hoặc lở loét khi tiếp xúc với người bị mắc bệnh.
- Thủy đậu cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con qua nhau thai.
Triệu chứng của bệnh Thủy đậu
Khi mắc thủy đậu, ở giai đoạn khởi phát một số dấu hiệu thường thấy được các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn chia sẻ như sốt, đau đầu, đau cơ hoặc không có triệu chứng báo trước. Giai đoạn này thường ngắn kéo dài khoảng 1 ngày.
Đến thời kỳ toàn phát: Ban mọc khi tình trạng toàn thân gần như bình thường, lúc đầu là những ban màu đỏ, vài giờ sau thành các nốt phỏng nước trong, nông. Sau 24 – 48 giờ ban ngả màu vàng, nốt thủy đậu trở thành hình cầu, đường kính # 5mm nổi trên mặt da # 2mm, chung quanh có nền da tấy đỏ rộng ra 1mm, có trường hợp một số nốt phỏng hơi lõm ở giữa. Ban mọc rải rác khắp người, không theo thứ tự, hết đợt này đến đợt khác, có nhiều lứa tuổi trên mỗi vùng da.
Khi mọc ban trẻ thường ngứa nhiếu, gãi, làm vỡ các nốt phỏng gây bội nhiễm, có thể nổi hạch ngoại biên nhất thời.
Sau 4 – 6 ngày các nốt thủy đậu khô lại, đóng vảy, mầu nâu sẫm, bong đi sau một tuần, không thành sẹo trừ trường hợp lóet hoặc bội nhiễm.
ở trẻ em thủy đậu thường kéo dài khoảng 5 – 10 ngày.
Thủy đậu có thể gây nên những biến chứng gì?
Như đã nói ở trên, dù là bệnh lành tính nhưng Thủy đậu vẫn có thể gây biến chứng như nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm màng não, xuất huyết , viêm mô tế bào, viêm gan… Trong một số trường hợp thủy đậu có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Mẹ mắc bệnh thủy đậu trong lúc đang mang thai có thể sinh con bị dị tật bẩm sinh.
Vậy khi trẻ bị mắc bệnh thủy đậu cần chăm sóc trẻ như thế nào?
Khi trẻ bị mắc bệnh thủy đậu, các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn khuyên bố mẹ nên cách ly trẻ tại nhà cho đến khi trẻ khỏe hẳn.
Cho trẻ nằm trong phòng riêng, thoáng khí, có ánh sáng mặt trời.
Cho trẻ mặc quần áo mềm, thấm hút mồ hôi, đặc biệt phải đảm bảo vệ sinh da cho trẻ để tránh các biến chứng, thay quần áo tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm.
Vệ sinh mũi họng hàng ngày
Cắt móng tay cho trẻ, giữ móng tay và bàn tay trẻ sạch, bố mẹ cần nhắc nhở trẻ để trẻ không gãi đối với trẻ lớn còn nếu là trẻ nhỏ có thể đeo bao tay cho trẻ tránh hiện tượng trẻ ngứa, gãi làm vỡ nốt thủy đậu.
Dùng dung dịch xanh methylen chấm lên các nốt phỏng.
Cho trẻ sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng: khăn mặt, cốc, chén, đĩa.
Bổ sung cho trẻ các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng giúp tăng cướn sức đề kháng, nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu như cháo, súp, uống nhiều nước, uống thêm sữa, nước trái cây.
Khi trẻ sốt cao, có thể dùng thuốc hạ sốt cho trẻ.
Khi thấy trẻ có các dấu hiệu: khó chịu, lừ đừ, mệt mỏi, co giật hôn mê hoặc có xuất huyết trên các nốt thủy đậu cần đưa trẻ đến khám ngay tại các cơ sở y tế.
Làm thế nào để phòng bệnh thủy đậu?
Hiện nay đã có vaccine chủng ngừa thủy đậu, vaccine có hiệu quả rất cao, tác dung lâu dài, giúp cơ thể trẻ tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu. có thể tiêm phòng thủy đậu khi trẻ đủ 1 tuổi. từ 1 tuổi đến 12 tuổi chỉ cần tiêm 1 liều vaccine phòng bệnh. Phụ nữ có kế hoạch sinh con nên tiêm ngừa thủy đậu trước khi mang thai 3 tháng.