Một số nguyên nhân và biểu hiện của bệnh sỏi mật

Một số nguyên nhân và biểu hiện của bệnh sỏi mậtBệnh sỏi mật gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người mắc phải. Việc tìm hiểu nguyên nhân bệnh sỏi mật là thực sự cần thiết vì cung cấp cho chúng ta những kiến thức phòng  tránh và đối phó nếu bệnh xảy ra.

Bệnh sỏi mật gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người mắc phải. Việc tìm hiểu nguyên nhân bệnh sỏi mật là thực sự cần thiết vì cung cấp cho chúng ta những kiến thức phòng  tránh và đối phó nếu bệnh xảy ra.

Một số nguyên nhân và biểu hiện của bệnh sỏi mật

Bệnh sỏi mật là căn bệnh phổ biến hiện nay

Bệnh sỏi mật là gì?

Hiện nay, trong số các bệnh lý về gan mật, tiêu hóa thì bệnh sỏi mật là rất phổ biến.

Tuy nhiên, người ta thấy rằng có tới khoảng 80%  người bệnh không có triệu chứng.

Sỏi mật là bệnh gây ra do có những viên sỏi  (nhỏ hoặc to, bùn) nằm trong lòng ống mật (trong gan hoặc ngoài gan, túi mật).

Ở Việt Nam, các nước Đông Nam Á, bệnh sỏi mật chủ yếu gặp ở dạng sỏi sắc tố

Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi mật

Sự hình thành sỏi mật cholesterol bắt đầu với sự bài tiết mật bị bão hòa với cholesterol từ gan được bắt nguồn bởi các yếu tố như chất nhầy, tinh thể vi mô sau đó kết tủa trong túi mật.

Việc dư thừa cholesterol

Gan không những có chức năng tổng hợp ra acid mật mà còn còn tiết ra cholesterol vào mật với tỷ lệ 1g cholesterol/1 lít mật. Cholesterol là chất không hoà tan trong nước nhưng hoà tan trong môi trường muối mật .

Việc bài tiết muối mật- lecithin tăng cao và giảm xuống nhanh, sự bài tiết cholesterol giữ ở mức cao và giảm xuống chậm chạp, tạo ra thời kỳ bão hòa cholesterol, làm kết tủa cholesterol.

Chế độ ăn cũng làm tăng tổng hợp cholesterol

Sử dụng thuốc như:  Clofibrat làm tăng tổng hợp cholesterol.

Theo các Dược sĩ tốt nghiệp Cao Đẳng Dược Sài Gòn, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự hình thành và phát triển của sỏi mật, thường xảy ra do các bệnh lý tại gan như suy giảm chức năng gan, do thành phần dinh dưỡng hàng ngày có quá nhiều cholesterol. Một số nguyên nhân khác gây dư thừa cholesterol như bệnh viêm ruột mạn tính, bệnh lý hồi tràng làm giảm hấp thu các acid mật, hay sử dụng thuốc tránh thai kéo dài làm tăng nồng độ cholesterol.

Quá nhiều bilirubin trong dịch mật

Việc mắc các bệnh như thiếu máu tán huyết hay bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm thì tế bào hồng cầu sẽ bị vỡ hàng loạt, dẫn đến giải phóng một lượng lớn bilirunbin tích tụ trong dịch mật và hình thành nên sỏi sắc tố.

Một số nguyên nhân và biểu hiện của bệnh sỏi mật

Giảm hoạt động đường mật

Giảm hoạt động đường mật trong một thời gian dài có thể gây ứ trệ dịch mật, tạo thuận lợi cho các thành phần trong dịch mật lắng đọng thành sỏi.

Sự giảm vận động của đường mật xảy ra khi người bệnh ít vận động, ăn kiêng quá mức, thiếu hẳn chất béo trong một thời gian dài làm giảm các cơn co bóp của túi mật. --Ngoài ra, tình trạng này còn xảy ra với người được nuôi ăn qua đường tĩnh mạch lâu ngày, viêm túi mật mạn tính, hoặc sử dụng thuốc làm giảm co bóp cơ trơn.

Nhiễm khuẩn, nhiễm kí sinh trùng

Trứng giun đũa hoặc vỏ xác giun có thể làm “ nhân’ cho sắc tố mật. ngoài ra, giun đũa lên đường mật cũng tao nên sỏi mật vì gây tăng áp lực trong đường mật đồng thời gây nhiễm khuẩn. Phía trên vòng xơ ống mật giãn to, mật bị ứ đọng dần thúc đẩy hình thành sỏi mật.

Biện pháp chẩn đoán

Siêu âm bụng cung cấp hình ảnh chẩn đoán hiệu quả.

Các biến chứng như viêm túi mật, viêm đường mật và viêm tụy phát triển từ 0,1% đến 0,3% bệnh nhân hàng năm.

Triệu chứng

- Đau bụng: kiểu đau quặn gan, xảy ra sau bữa ăn nhiều mỡ, thường đau về đêm. Khi đau kèm theo nôn, không giám thở mạnh, cơn đau kéo dài vài giờ đến vài ngày.

Rối loạn tiêu hoá: Chậm tiêu, bụng trướng hơi, sợ mỡ, táo bón, ỉa chảy sau bữa ăn. Cơn đau nửa đầu đau nửa đầu dữ dội, nôn nhiều. Sốt (do có viêm đường mật, túi mật), nếu không viêm thì không sốt, có khi sốt kéo dài vài tuần, hàng tháng.,có khi sốt nhẹ 37,5 - 38 độ.

Vàng da: niêm mạc xảy ra sau  đau và sốt 1 - 2 ngày. Có các kiểu vàng da như: kiểu tắc mật (da, niêm mạc vàng, nước tiểu vàng, phân bạc), có ngứa nhưng sử dụng thuốc chống ngứa không hiệu quả, mạch chậm, vàng da mất đi chậm hơn đau và sốt.

Ba triệu chứng : Đau - sốt - vàng da tái phát nhiều lần, khoảng cách giữa các đợt vài tuần, vài tháng, vài năm. Gan to.

Điều trị bệnh sỏi mật

Bác sĩ Chu Hòa Sơn – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn cho rằng điều trị sỏi mật quan trọng nhất ở chế độ ăn: người bệnh nên kiêng mỡ, nhất là mỡ động vật. nên uống các loại nước khoáng, actisô, ăn giảm calo khoảng 2000 calo/24 giờ.

Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc. Một số nhóm thuốc sử dụng được trong điều trị là:

Kháng sinh như cephalosporin, ampicillin, …

Giãn cơ giảm co thắt: atropin, papaverin…

Thuốc lợi mật.

Các thuốc làm tan sỏi mật:

Phương pháp điều trị ngoại khoa.

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop