Đột quỵ là trình trạng một phần não không nhận đủ oxy do mạch máu não bị tắc nghẽn hoặc mạch máu não bị vỡ. Đây chính là nguyên nhân gây tử vong cao và để lại di chứng nặng nhất là liệt.
Đột quỵ xảy ra là do thiếu oxy lên não
Triệu chứng của đột quỵ là gì?
Khi con người chuẩn bị bước vào giai đoạn đột quỵ, họ có những dấu hiệu dễ dàng nhận thấy như tê tay chân đột ngột hoặc tay chân đuối sức, đặc biệt ở một nửa cơ thể. Không những vậy, họ còn gặp khó khăn trong phát âm, dầu óc lẫn lộn, thiếu minh mẫn, mắt mờ, chóng mặt, mất thăng bằng, đi đứng loạng choạng hoặc đau đầu. Khi người nhà chúng ta gặp phải những triệu chứng này, ta cần phải đưa đến cơ sở y tế gần nhất ngay tức thì để được can thiệp sớm từ bác sĩ.
Nguyên nhân gây bệnh đột quỵ
Theo Dược sĩ Nguyễn Thị Hồng – Giảng viên Cao đẳng Dược Sài Gòn, tình trạng đột quỵ xảy ra là do thiếu oxy não. Tình trạnh thiếu oxy não có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân: nhồi máu não, xuất huyết não, cơn thiếu máu não thoáng qua.
Nhồi máu não: có thể là những hạt lipit hoặc những cục máu đông ở mạch máu não và làm tắc mạch. Lúc này triệu chứng của đột quỵ xảy ra và thường xảy ra ở người già.
Xuất huyết não: Cũng giống như nhồi máu não nhưng nguy hiểm hơn. Các vị trí mạch bị tắc làm tăng áp lực mạch máu não gây vỡ mạch làm máu chảy bên trong não hoặc gần bề mặt não. Và trường hợp này ít xảy ra nhưng khi xảy ra thì tỉ lệ tử vong rất cao.
Thiếu máu não thoáng qua: khi các động mạch lớn mang máu cung cấp cho não bị tắc bởi cục máu động hoặc mãng xơ vữa làm cho thiếu máu nuôi não. Chính sự thiếu máu nuôi não này làm cho chúng ta rơi vào tình trạng đột quỵ.
Những đối tượng nào dễ mắc bệnh đột quỵ
Đột quỵ là căn bệnh có thể xảy ra ở tất cả mọi người. Tuy nhiên, những người có tiền sử tăng huyết áp, bệnh tim, tiểu đường có nguy cơ bệnh đột quỵ cao hơn những đối tượng khác. Bên cạnh đó, các giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết thêm, hút thuốc lá, nghiện rượu, nồng độ cholesterol trong máu cao cũng góp phần làm tăng nguy cơ nhồi máu não. Do đó, điều đầu tiên chúng ta có thể làm để giảm nguy cơ đột quỵ là cai rượu và cai thuốc lá.
Có thể phục hồi lại những chức năng bị tổn thương do đột quỵ không?
Thực ra, bộ não chúng ta có khả năng bù trừ những tổn thương do đột quỵ gây ra. Các tế bào não có thể bị tổn thương tạm thời và sẽ hồi phục tùy theo sự kiên trì luyện tập của bệnh nhân. Theo một số thống kê cho thấy: 10% bệnh nhân đột quỵ gần như phục hồi hoàn toàn, 25% phụ hồi nhưng vẫn còn sự suy yếu nhẹ, 40% duy giảm chức năng trung bình và cần người chăm sóc, 10% bệnh nhân cần chăm sóc dài hạn tại các cơ sở điều trị, 15% tử vong ngay sau khi đột quỵ. Các số liệu chứng minh được tỉ lệ phục hồi của bệnh nhân đột quỵ rất cao. Do đó, chúng ta cần khuyên những đối tượng này cố gắng kiên trì luyện tập nhé!
Thay đổi thói quen sống để phòng ngừa đột quỵ
Mỗi một thói quen, mỗi một phong ách sống đều đem lại cho chúng ta những lợi ích và bất lợi khác nhau cho sức khỏe. Bởi vậy chúng ta vần rèn luyện một thói quen sinh hoạt để tránh xa bệnh đột quỵ
- Nói không với hút thuốc lá
- Nói không với rượu bia
- Chế độ ăn lành mạnh, ít chất béo, nhiều rau quả xanh
- Chăm chỉ tập thể dục thể thao, luyện tập đều đặn.
- Thường xuyên kiểm tra huyết áp, nồng độ cholesterol và đường huyết.
Tóm lại, đột quỵ là một bệnh phổ biến, có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào và để lại di chứng nặng nề. Do vậy, chúng ta cần phải xây dựng lối sống lành mạnh, tránh các yếu tố nguy cơ của đột quỵ.