Giảng viên Điều dưỡng Sài Gòn nói gì về tiêm chủng ở trẻ em

Giảng viên Điều dưỡng Sài Gòn nói gì về tiêm chủng ở trẻ emTiêm chủng cho trẻ em có ý nghĩa rất quan trọng đến sức khỏe của trẻ không chỉ ở những năm tháng đầu đời mà còn cả nhiều năm sau này. Vậy trẻ em cần nên tiêm chủng những loại nào?

Tiêm chủng cho trẻ em có ý nghĩa rất quan trọng đến sức khỏe của trẻ không chỉ ở những năm tháng đầu đời mà còn cả nhiều năm sau này. Vậy trẻ em cần nên tiêm chủng những loại nào?

Giảng viên Điều dưỡng Sài Gòn nói gì về tiêm chủng ở trẻ em

Trẻ em sau khi sinh nên được tiêm chủng

Tiêm chủng là gì?

Tiêm chủng là đưa một lượng vaccine vào cơ thể nhằm kích thích sự đáp ứng miễn dịch đặc hiệu của cơ thể đối với từng loại vi sinh vật hay kháng nguyên. Vaccine kích thích một chuỗi các phản ứng phức tạp của hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Kết quả là cơ thể nhớ được loại kháng nguyên đó và sẵn sàng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh khi nó xâm nhập vào cơ thể.

Vậy Vaccine là gì?

Vaccine là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên, dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một số tác nhân gây bệnh cụ thể.

Tại sao cần phải tiêm chủng cho trẻ?

Bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Hệ thống miễn dịch của trẻ dưới 5 tuổi còn non yếu, chưa hoàn chỉnh, đề kháng kém. Tiêm chủng là một trong những biện pháp hiệu quả nhất trong bảo vệ sức khỏe, đồng thời cũng là biện pháp an toàn nhất để cơ thể trẻ chống lại các bệnh truyền nhiễm thường gặp.. Nhờ tiêm chủng mà nhiều bệnh truyền nhiễm đã được khống chế thành công thậm chí có bệnh đã được thanh toán hoàn tòan.

Ngoài ra chi phí dành cho chủng ngừa thấp hơn nhiều lần so với chi phí điều trị nếu trẻ mặc bệnh.

Ngày nay một số bệnh truyền nhiễm có khuynh hướng ngày càng gia tăng trong khi y học hiện đại còn nhiều hạn chế, thậm chí nếu điều trị vẫn có thể để lại di chứng nặng hoặc tử vong vì vậy việc tiêm chủng cho trẻ là hết sức cần thiết.

Trẻ nên được tiêm phòng những bệnh gì?

Sau khi sinh: trong vòng 24 giờ, Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn cho biết trẻ nên được tiêm phòng viêm gan siêu vi B.

Dưới một tháng tuổi nên tiêm phòng lao cho trẻ.

2 tháng tuổi: Vaccine 5 trong 1, uống vaccine bại liệt.

Trẻ 3 tháng tuổi: Vaccine 5 trong 1 mũi 2 và uống vaccine bại liệt lần 2.

Trẻ 4 tháng tuổi: tiêm Vaccine 5  trong 1 mũi 3 và uống vaccine bại liệt lần 3.

Trẻ 9 tháng tuổi: tiêm Vaccine sởi.

Từ 12 tháng tuổi: Vaccine viêm não Nhật Bản

Trẻ 18 tháng tuổi: tiêm nhắc lại mũi 4 Vaccine 5 trong 1, tiêm nhắc lại Vaccine sởi.

Ngoài những vaccine miễn phí của chương trình tiêm chủng mở rộng trên, còn một số vaccine khác như: vaccine phòng não mô cầu BC, vaccine phòng tiêu chảy Rotarix, vaccine ngừa phế cầu, vaccine phòng thủy đậu, vaccine phòng cúm…

Giảng viên Điều dưỡng Sài Gòn nói gì về tiêm chủng ở trẻ em

Cha mẹ cần làm gì trước khi đưa trẻ đi tiêm chủng cho trẻ?

Một số lưu ý trước khi đi tiêm chủng cho trẻ  mà các giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng khuyên bố mẹ cần thực hiện:

  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ nhằm hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
  • Trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của trẻ: tiền sử bệnh, tiền sử dị ứng,tình trạng sức khỏe của trẻ 3 ngày gần đây. Trong từng trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ xem xét tình trạng của trẻ và quyết định có nên tiêm chủng hay không.
  • Mang theo sổ tiêm chủng hoặc phiếu tiêm chủng của trẻ, các thông tin trong sổ hoặc phiếu tiêm chủng sẽ giúp bác sĩ lựa chọn phương án chủng ngừa tốt nhất cho trẻ như tiêm nhắc lại, tiêm bù những mũi tiêm còn sót.
  • Ghi chú về các loại thuốc trẻ đang sử dụng, các loại vaccine hoặc thức ăn mà trẻ đã sử dụng trước đó.

Sau khi trẻ tiêm chủng cần chăm sóc và theo dõi như thế nào?

Sau khi tiêm chủng trẻ sẽ được nhân viên y tế theo dõi trong vòng 30 phút tại điểm tiêm chủng.

Nếu trong giai đoạn này khi thấy trẻ có 1 trong các dấu hiệu như: quấy khóc liên tục, phát ban đỏ, sưng, khó thở, tím tái cần báo ngay cho nhân viên y tế.

Sau 30 phút nếu trẻ không có bất kỳ phản ứng nào, cha mẹ có thể đưa trẻ về nhà tiếp tục theo dõi, cha mẹ cần tiếp tục chăm sóc và theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ.

Nếu trẻ có sốt nhẹ thì cha mẹ cũng đừng lo lắng quá, đây là phản ứn bình thường của cơ thể với vaccine và có thể tự khỏi trong 1 đến 2 ngày.

Cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi thấy trẻ có các dấu hiệu như:

  • Trẻ quấy khóc, bú kém… nhiều lên hoặc kéo dài trên 24 giờ.
  • Trẻ sốt cao trên 38 độ C, co giật, tím tái, khó thở.
  • Khóc liên tục hơn 3 giờ đồng hồ.
  • Sốt, nôn mửa, tiêu chảy trong vòng vài giờ sau tiêm.
  • Sưng đỏ và đau lan rộng tại chỗ tiêm hơn 3 ngày.
  • Bầm tím hoặc chảy máu nhiều tại chỗ tiêm.

Cuối cùng điều dưỡng Sài Gòn khuyên cha mẹ tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch là cách tốt nhất giúp trẻ phòng tránh bệnh tật.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop