Về mặt giải phẫu tai – mũi – họng thông nhau và thông trực tiếp với não qua các màng cứng. Do vậy nếu viêm tai giữa không chữa trị kịp thời sẽ là mối nguy hiểm dẫn đên bệnh viêm màng não.
Biểu hiện của viêm tai giữa mạn là chảy mủ tai, có thể liên tục hoặc từng đợt.
Thông tin về căn bệnh viêm tai giữa
Viêm tai giữa cấp là sự nhiễm khuẩn của lớp niêm mạc lót trong những khoang chứa không khí của xương thái dương .Khi có một dấu hiệu viêm ở tai, cơ chế điều hòa của cơ thể là phù mạch gây tích dịch, chất nhầy, từ đó gây phù nề vòi tai, tràn lan ra gây nhiễm khuẩn thứ phát các cơ quan khác. Viêm tai giữa thường khởi phát bởi nhiễm khuẩn đường hô hấp. Xuất hiện mủ trong hõm tai, mủ chảy ra giường, gối là ổ bệnh vi khuẩn lây nhiễm cho người khác.
Các chủng Streptococcus Pneumonia, Hemophilus Influenzae và S.pyogenes là các chủng vi khuẩn gây bệnh viêm tai giữa ở trẻ em và người lớn, chúng phát triển ở niêm mạch hầu họng gấy viêm họng dẫn đến viêm phổi, …
Theo các chuyên gia Cao đẳng Dược Sài Gòn, viêm tai giữa xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, người lớn, trẻ em, trẻ sơ sinh,…với các triệu chứng như đau tai, cảm giác ù tai, giảm sức nghe do tích dịch, phù nề trong tai và thường gây sốt.
Chúng tôi khuyên bệnh nhân nên trực tiếp đến các cơ sở y tế thăm khám trực tiếp, để chẩn đoán viêm tai giữa cần dựa trên các dấu hiệu thực thể điển hình như màng nhĩ xung huyết và giảm di động, có thể đôi lúc thấy phồng màng nhĩ, hiếm gặp hơn màng nhĩ có thể lồi hẳn ra phía ngoài khi có nhiều mủ trong tai giữa, khi đó là dấu hiệu cảnh báo màng nhĩ sẽ bị vỡ. Chảy nước và giảm đau đột ngột là tín hiệu của vỡ màng nhĩ. Màng nhĩ có thể tự liền lại khi được điều trị thích hợp, nếu mãng nhĩ không liền lại được thì bệnh nhân chuyển sang viêm tại gữa mạn tính.
Đặc trưng lâm sàng của viêm tai giữa mạn là chảy mủ tai, có thể liên tục hoặc từng đợt.
Phác đồ điều trị viêm tai giữa
Điều trị gồm kháng sinh đặc hiệu phối hợp với chống phù nề của mũi. Kháng sinh đầu tiên được chọn là amoxicillin 20 - 40 mg/kg/24h hoặc erythromycin 50 mg/kg/24h cộng với sulfonamid 150 mg/kg/24h.
Cefaclor 20 - 40 mg/kg/24h hoặc amoxicillin - clavulanat 20 - 40 mg/kg/24h phối hợp trong trường hợp kháng thuốc trên.
Việc viêm tai giữa cấp tái phát nhiều lần, đòi hỏi có đợt uống kháng sinh dự phòng kéo dài 6 tháng, liều hàng ngày duy nhất sulfamethoxazol (500 mg) hoặc amoxicillin (250 hoặc 500mg).
Trường hợp điều trị nhiễm khuẩn dai dẳng bằng nhiều đợt kháng sinh mà bệnh tình không thuyên giảm, giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài gòn khuyên bệnh nhân nên đến cơ sơ chuyên khoa uy tín để được đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm thực hiện kĩ thuật trích rạch màng nhĩ, cấy vi khuẩn, tìm được chính xác loại vi khuẩn gây bệnh. Tù đó có hướng điều trị nhắm đích hiệu quả hơn, cũng như tránh biến chứng nặng nề khi kéo dài bệnh
Sau khi điều trị nhiễm khuẩn thất bại, cũng đừng lo lắng nhé, Bác sĩ sẽ chỉ định đặt ống thông khí cho tai.
Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định thêm các cuộc tiểu phẫu
Biến chứng ở não nguy hiểm và hay gặp nhất trong nhiễm khuẩn tai
Nhiễm khuẩn ở hệ thần kinh trung ương như viêm màng não là biến chứng nội sọ hay gặp nhất.
Trong viêm tai giữa cấp và mạn, những ổ dịch viêm trong tai chứa nhung nhúc các chủng vi khuẩn sẽ lan tràn theo đường máu hoặc qua các màng cứng lên não, gây viêm màng não. Ngoài ra còn các biến chứng: áp xe ngoài màng cứng, áp xe nhu mô não, xốp xơ tai, u tai giữa,…