Biến chứng tim mạch là một trong những biến chứng nguy hiểm và phổ biến nhất của bệnh đái tháo đường. Tùy theo vị trí mạch máu bị tổn thương mà người bệnh có các biểu hiện khác nhau.
Người bị bệnh tiểu đường nguy cơ bị bệnh tim mạch cao hơn so với những người khác
Người bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim rất cao?
Cả tiểu đường và tiền tiểu đường đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Người bệnh thường có xu hướng phát triển bệnh tim hoặc đột quỵ ở độ tuổi sớm hơn những người khác. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, những người trung niên mắc tiểu đường type 2 có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim tương đương với người đã từng bị nhồi máu cơ tim một lần
Những người mắc bệnh tiểu đường và từng bị nhồi máu cơ tim có nguy cơ rất cao gặp cơn nhồi máu cơ tim thứ 2. Nhồi máu cơ tim ở người bệnh tiểu đường thường nghiêm trọng hơn và có thể dẫn đến tử vong. Đường huyết cao theo thời gian khiến cho các mảng vữa xơ tích tụ trong lòng mạch ngày càng nhiều, làm tăng nguy cơ tắc nghẽn và xơ cứng mạch máu (xơ vữa động mạch).
Yếu tố nguy cơ thúc đẩy biến chứng tim mạc ở người tiểu đường là gì?
Bản thân bệnh tiểu đường đã là một yếu tố nguy cơ gây bệnh tim và đột quỵ. Ngoài ra, một số vấn đề sức khỏe khác có liên quan đến bệnh tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ này, chẳng hạn như tiền sử gia đình mắc bệnh tim. Bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết, nếu một hoặc nhiều thành viên trong gia đình bạn bị nhồi máu cơ tim ở độ tuổi sớm (55 tuổi với nam và 65 tuổi với nữ), bạn có nguy cơ cao hơn.
Tiền sử gia đình là yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được, nhưng bạn có thể phòng ngừa bệnh tim và đột quỵ bằng cách kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ sau:
- Béo bụng: Nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ cao hơn vì mỡ bụng có thể làm tăng sản xuất cholesterol “xấu” (LDL - c).
- Có mức cholesterol bất thường: LDL - c tăng cao trong máu sẽ dẫn đến các mảng xơ vữa gây tắc hẹp đường lưu thông của mạch máu. Ngoài ra, nồng độ triglycerides cao và nồng độ HDL - c thấp cũng là các yếu tố nguy cơ với bệnh tim.
- Huyết áp cao: Khi bị tăng huyết áp, trái tim sẽ phải làm việc nhiều hơn để bơm máu. Huyết áp cao đặt lên trái tim một áp lực rất lớn, làm hỏng các mạch máu và làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, các bệnh về mắt và thận.
- Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tim. Việc bỏ thuốc lá đặc biệt quan trọng đối với người bệnh tiểu đường vì sự kết hợp của khói thuốc và đường huyết cao khiến cho mạch máu bị hẹp.
Đào tạo văn băng 2 Cao Đẳng Y Dươc Sài Gòn
Phân loại các biến chứng tim mạch do tiểu đường
Có hai loại bệnh tim mạch phổ biến ở những người bệnh tiểu đường, gồm: Bệnh động mạch vành (CAD) và bệnh mạch máu não. Người bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ bị suy tim và bệnh động mạch ngoại biên (PAD). Các biến chứng được các giảng viên Cao đẳng Dược Sài Gòn phân loại bao gồm
Cơn đột quỵ xảy ra khi lượng máu cung cấp đến não đột nhiên bị cắt đứt, thường là do mạch máu ở não hoặc ở cổ bị tắc hay vỡ. Không có máu, các tế bào não bị thiếu oxy và chết đi. Hầu hết các trường hợp đột quỵ là do cục máu đông.
Xuất huyết máu trong não cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ. Mạch máu trong não có thể bị vỡ (chứng phình động mạch - aneurysm) do tăng huyết áp hoặc thành mạch máu bị yếu. Đột quỵ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, bao gồm liệt, mất khả năng nói và nhìn.
Bệnh mạch máu não (Cerebral vascular disease)
Bệnh mạch máu não ảnh hưởng đến lưu lượng máu tới não, dẫn đến đột quỵ và cơn thiếu máu tạm thời. Nguyên nhân gây bệnh mạch máu não có thể do xơ vữa mạch máu não hoặc huyết áp cao.
Bệnh động mạch vành (Coronary artery disease)
Còn gọi là bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ, gây ra bởi tình trạng xơ cứng hoặc sự dày lên của thành động mạch vành. Động mạch vành là mạch máu duy nhất cung cấp oxy và các dưỡng chất khác cần thiết cho hoạt động của tim. Nếu mạch vành bị hẹp hoặc tắc, lượng máu đến tim sẽ giảm hoặc bị chặn hoàn toàn, dẫn đến một cơn nhồi máu cơ tim.
Bệnh tiểu đường cũng có thể gây tổn hại thần kinh, cản trở các tín hiệu đau khiến người bệnh không nhận ra các dấu hiệu cảnh báo điển hình của cơn nhồi máu cơ tim.
Cơn thiếu máu tạm thời (TIAs)
Cơn thiếu máu tạm thời gây ra bởi sự tắc nghẽn tạm thời của một mạch máu đến não. Tình trạng này khiến chức năng não bị thay đổi đột ngột, chẳng hạn bị liệt tạm thời hoặc yếu một bên cơ thể. Thay đổi chức năng não cũng có thể dẫn đến mất cân bằng, nhầm lẫn, mù lòa ở một hoặc hai mắt, nhìn đôi, nói khó, đau đầu nặng…
Hầu hết các triệu chứng thiếu máu tạm thời biến mất một cách nhanh chóng và hiếm khi dẫn đến tổn thương vĩnh viễn. Tuy nhiên, nếu triệu chứng không hết sau một vài phút, rất có thể đó là cơn đột quỵ chứ không còn là thiếu máu tạm thời.
Xảy ra khi trái tim không thể bơm máu đúng cách để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, suy tim thường phát triển trong vòng vài năm và nặng dần theo thời gian. Người bệnh tiểu đường có nguy cơ suy tim cao hơn 2 lần so với người khác.
Tắc nghẽn mạch máu, đường huyết cao cũng có thể gây bệnh cơ tim và nhịp tim bất thường. Bệnh suy tim thường có biểu hiện yếu, khó thở, ho nhiều, mệt mỏi và phù ở chân/bàn chân.
Bệnh động mạch ngoại biên
Một vấn đề tim mạch phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường là bệnh động mạch ngoại biên (PAD). Đặc trưng của bệnh này là mạch máu ở chân bị hẹp hoặc tắc do mỡ tích tụ, làm giảm lưu lượng máu đến chân và bàn chân. PAD làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Ngoài ra, sự kém lưu thông máu ở chân và bàn chân cũng làm tăng nguy cơ cắt cụt chi. Đôi khi, những người bị bệnh động mạch ngoại biên có thể gặp phải cơn đau cách hồi (đau bắp chân hoặc bàn chân khi đi bộ, giảm khi nghỉ ngơi trong vài phút).