Dược sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn hướng dẫn sử dụng Aspirin an toàn đúng cách

Dược sĩ hướng dẫn sử dụng thuốc Aspirin an toàn đúng cáchAspirin là loại thuốc có tác dụng chính chống giảm đau khá phổ biến. Nếu sử dụng không đúng hướng dẫn sẽ gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Aspirin là loại thuốc có tác dụng chính chống giảm đau. Tuy nhiên nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng sẽ gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy sử dụng thuốc Aspirin như thế nào cho đúng?

Dược sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn hướng dẫn sử dụng Aspirin an toàn đúng cách

Tác dụng chính của Aspirin là giảm đau

Sau đây chuyên mục “Thầy thuốc tư vấn’’ của Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn sẽ cung cấp cho quý vị những thông tin về cách sử dụng aspirin an toàn và hiệu quả.

Aspirin là thuốc gì và có tác dụng điều trị bệnh gì?

Aspirin thuộc nhóm giảm đau, chống viêm, hạ sốt không steroid hay còn gọi tắt là nhóm  NSAIDs, cũng như các thuốc khác cùng nhóm aspirin có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm, ngoài ra do có tác dụng chống kết tập tiều cẩu nên aspirin còn được dùng trong điều trị và dự phòng huyết khối tĩnh mạch và hiện nay phần lớn aspirin được dùng để dự phòng huyết khối tĩnh mạch ở những bệnh nhân có nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch, ví dụ như những bệnh nhân có bệnh lý về tim mạch: suy tim, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, đau thắt ngực, thủ thuật đặt stent… hoặc dùng chống viêm ở những bệnh nhân bị viêm khớp. Aspirin không phải là lựa chọn hàng đầu trong việc giảm đau, hạ sốt do tác dụng phụ nghiêm trọng là loét dạ dày và xuất huyết tiêu hóa.

Liều dùng và cách dùng thuốc Aspirin như thế nào là hợp lý?

Dược sĩ Nguyễn Thị Hồng – Giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn lưu ý rằng khi sử dụng aspirin thì tác dụng phụ thuộc vào liều dùng.

Với liều dự phòng huyết khối tĩnh mạch dùng liều thấp: 70-300 mg/ ngày

Với liều điều trị giảm đau, hạ sốt thì dùng liều trung bình: 500mg-1000mg/ ngày

Với liều chống viêm thì dùng với liều cao: 3-4g/ngày

Các dùng: để giảm thiểu tác dụng loét trên đường tiêu hóa khi uống aspirin bạn nên uống với một cốc nước 250ml, uống sau bữa ăn (lúc no) và sau khi uống xong nên đi lại nhẹ nhàng khoảng 10-15 phút, không nên nằm tại chỗ ngay khi vừa uống xong.

Biểu hiện của loét dạ dày khi sử dụng aspirin quá liều và cách xử lý?

Cũng theo Dược sĩ Hồng – Giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, cô cho biết những biểu hiện dễ nhận biết khi bị xuất huyết tiêu hóa đó là:

  • Đi ngoài phân đen, có máu.
  • Ho ra máu, hoặc ho có đờm màu cafe, tia máu
  • Buồn nôn, nôn, đau dạ dày, nóng vùng thượng vị

Khi gặp các triệu trứng này bạn nên dừng thuốc và đến cơ quan y tế để có can thiệp kịp thời.

Biện pháp phòng tránh và hạn chế tác dụng không mong muốn loét và xuất huyết tiêu hóa của aspirin?

Để hạn chế các tác dụng trên đường tiêu hóa các bạn có thể sử dụng các cách sau:

  • Uống thuốc sau khi ăn cơm, uống với nhiều nước (250ml) và đi lại 10-15 phút sau uống, uống nguyên viên, không nhai, không bẻ, không nghiền nát viên thuốc.
  • Chọn chế phẩm bao tan trong ruột ( aspirin pH 8)
  • Với bệnh nhân điều trị bệnh viêm khớp có thể chuyển đường dùng từ đường uống sang đường tiêm.
  • Dùng kèm thêm thuốc bảo vệ dạ dày ( nhóm ức chế bơm proton) để hạn chế loét tiêu hóa

Dược sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn hướng dẫn sử dụng Aspirin an toàn đúng cách

Những tác dụng phụ khác do aspirin gây ra

Các tác dụng phụ khác thường gặp ở liều chống viêm (3-4g/ngày) đó là: buồn nôn, chóng mặt, lú lẫn, phù nề, giảm tiểu cầu, ba da, mày đay… nhưng nói chung những tác dụng này nhẹ và hiếm gặp. Chủ yếu quan trọng nhất vẫn là biến chứng xuất huyết tiêu hóa, loét dạ dày. Ngoài ra bệnh nhân còn có nguy cơ bị giảm tiểu cầu, có nguy cơ bị chảy máu kéo dài nếu sử dụng aspirin trong thời gian dài.

Những đối tượng nào không nên dùng hoặc chống chỉ định với aspirin?

Những bệnh nhân có bệnh lý đường tiêu hóa, loét dạ dày tá trạng, xuất huyết tiêu hóa, hen phế quản, bênh lý gan thận, thiếu men G6PD, sốt do virus và phụ nữ có thai không được dùng aspirin.

Xin cảm ơn sự chia sẻ nhiệt tình của Dược sĩ Nguyễn Thị Hồng với chuyên mục “Thầy thuốc tư vấn’’ của Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn! Chúc cô ngày càng nhiều sức khỏe và công tác tốt.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop