Hạnh phúc với cái nghiệp Y Dược trong tôi

Hạnh phúc với cái nghiệp Y Dược trong tôiHạnh phúc đôi khi chỉ đơn giản là được làm điều mình thích. Phải vậy, hạnh phúc của cuộc đời tôi, điều mà không quá giản dị, nhưng cũng không hẳn cao sang.

Hạnh phúc đôi khi chỉ đơn giản là được làm điều mình thích. Phải vậy, hạnh phúc của cuộc đời tôi, điều mà không quá giản dị, nhưng cũng không hẳn cao sang.

Hạnh phúc với nghề Y Dược

Hạnh phúc với nghề Y Dược

Đó chính là hè thì vượt nắng có khi lại đội mưa, đông thì áo ấm dày cộp, lạnh buốt người cũng cố gắng đến trường, học những kiến thức mới, dằn mình tích lũy kinh nghiệm trong những buổi thực hành quý giá, trao đổi chia sẻ chuyện trong ngành với mấy người bạn, thầy cô xem nhau là “đồng chí”. Thầy trò tôi ở Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, trước là sư đồ, sau vẫn mong được cùng gọi tiếng “đồng nghiệp” với nhau, bới chúng tôi – những con người bé nhỏ mang một khát khao to lớn – đều chung lý tưởng khoác lên mình bộ y phục trắng với chữ thập đỏ, lĩnh hội và hết mình vì khát vọng tin là cao cả: nhuần nhuyễn “sự kết hợp của Nghệ Thuật - Khoa Học - Xã Hội với Tình Cảm - Lương tâm - Trách Nhiệm”. Giúp đời giúp người, “làm dâu trăm họ” không phải là dễ, đa phần người làm trong ngành y xem nó là cái “nghiệp”, riêng tôi – một dược sĩ tương lai – xem đây là cái “duyên” mà tôi may mắn được chạm tới. Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, nơi tôi chọn làm bước khởi đầu cho sự nghiệp sau này, thực sự là một môi trường tốt, tuy không phải hàng đầu, nhưng đủ để thắp thêm niềm tin cho ngọn lửa đam mê trong tôi bùng cháy.

Còn nhớ, ngày đầu tiên nhập học, thầy chủ nhiệm dạy chúng tôi một câu mà tôi nhớ như in: “Theo các em đã biết, ngành y rất đa dạng, không chỉ bác sĩ, còn có dược sĩ, ý tá, hộ sinh,... vậy muốn theo ngành này, các em cần phải thấm nhuần đạo lý, đạo đức nghề nghiệp “lương y như từ mẫu”, muốn làm bác sĩ giỏi, ngoài buộc phải có tri thức thông suốt, tài cao, hơn hết phải có thiện tâm tốt, mục đích học tập làm việc trong sáng, tấm lòng muốn dành trọn cuộc đời vì sứ mệnh cứu người cao cả, từ đó, các em sẽ có động lực mạnh mẽ để kiên cường theo đuổi chuyên ngành, tu dưỡng,rèn luyện để trở thành một thầy thuốc có chuyên môn giỏi với “cái đầu lạnh, trái tim nóng”, các em có hiểu ý thầy không?” Như vậy, “lương y như từ mẫu” , câu này tôi khắc ghi trong lòng, thầm răn mình không được quên.

Nghề y đặc biệt, cốt lõi đạo đức của nó là “lương y như từ mẫu”, hay “thầy thuốc như mẹ hiền”. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác từng nói: “Không có nghề nào nhân đạo bằng nghề cứu người, không có nghề nào vô nhân đạo bằng nghề y thiếu đạo đức”. Như vậy, thầy thuốc là người được giao trọng trách bảo vệ sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người bệnh, cần phải vừa có tâm vừa có tầm, giỏi chuyên môn chưa đủ, còn phải có tấm lòng nhân ái lớn lao. Trong các loại tình cảm, tình mẫu tử, hay nói cụ thể hơn là tình mẹ dành cho con luôn là thứ tình cảm bất diệt, vĩ đại, loại tình cảm có thể hi sinh tất cả, vắt kiệt sức mình để tận tình bao bọc, che chở “đứa con”. Vì lương tâm của người thầy thuốc như mẹ hiền dành cho con quả thực là một cách khẳng định có phần nhắc nhở đạo đức của những “thiên thần áo trắng” để họ tự hào, cũng như thêm tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì người bệnh, biết giữ gìn phẩm tiết của người làm y.

Y bác sĩ là những nghề muốn theo không hề dễ dàng, bởi nghề này nói qua loa thì thấy không có gì khó khăn ngoài những áp lực, căng thẳng, mệt mỏi tìm cách chữa bệnh, chăm sóc, giải quyết những vấn đề sức khỏe cho bệnh nhân, thế nhưng, chỉ những người trong nghề mới hiểu, đây là một nghề cũng lắm thị phi. Một bác sĩ dù rất giỏi, nhưng đạo đưc nghề nghiệp không có mà chỉ chăm chăm vụ lợi cá nhân, thì người ấy xem như bỏ đi. Một người có tấm lòng y đức nhưng trình độ lại không cao, như vậy mới chỉ dừng lại ở mức “hiền y”. Một y bác sĩ giỏi nhưng thái độ, cách ứng xử kém, quá nóng tính hoặc quá yếu mềm, thiếu kiên nhẫn hoặc thiếu cẩn trọng, vô tâm, chủ quan đều không thể chấp nhận.

“Người làm việc với đôi bàn tay là một thợ thủ công

Người làm việc với tâm trí là một nhà khoa học

Người làm việc với trái tim là một nghệ sĩ

Nhưng người làm tay, tâm trí, trái tim và cả sự hi sinh thì đó chính là những người làm trong lĩnh vực Y tế”

Luôn luôn tâm huyết với nghề

Luôn luôn tâm huyết với nghề

Muốn làm một y bác sĩ tốt và được bệnh nhân tin tưởng giao phó, quý mến, kính trọng, cần phải rèn luyện cả tác phong và học cách cương nhu khéo léo, từ tốn, chân thành với người bệnh, phải cẩn thận, có chút cầu toàn, chăm chỉ và quyết tâm cao độ mới có thể đạt được những bước tiến cao trong sự nghiệp cứu đời cứu người của mình.

Những vị thầy thuốc với y đức đẹp như danh y tiền nhân Thiền sư Tuệ Tĩnh, đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, GS.Tôn Thất Tùng hay hiện tại ở Việt Nam ta có Phó giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Duy Thăng, vị bác sĩ không chân Lý Cúc Hồng,... đều là những vị danh y với phẩm chất cao đẹp, đặt người bệnh lên vị trí hàng đầu, cứu không biết bao nhiêu người, để lại tiếng thơm muôn đời. Nhưng buồn thay, bên cạnh đó cũng có những kẻ học y chỉ vì hám danh lợi, hay chữa bệnh qua loa chỉ để lấy tiền, theo dõi bệnh tình thiếu xát xao, xem thường sức khỏe bệnh nhân,... Những kẻ đó thực sự không có tư cách khoác trên mình chiếc áo blouse, thật đáng xấu hổ.

Có thể nói, con đường phía trước còn dài, sự nỗ lực của tôi phải tăng lên theo từng phút giây. Hàng ngày, cứ tầm 1h chiều lại đi xe đến lớp, học những kiến thức bổ ích, lĩnh hội những tinh hoa, kinh nghiệm mà thầy cô, tiền bối đi trước truyền lại, dần nuôi dưỡng tình yêu, sự đồng cảm dành cho mọi người xung quanh để xứng với câu “lương y như từ mẫu” , đối với tôi, thú vị vô cùng, không hề nhàm chán. Mong một ngày nào đó, với những gì đã được dạy ở Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, tôi có thể trở thành một vị dược sĩ tài giỏi nhân ái, giúp đỡ người bệnh. Tôi tin, với Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, ngày đó không xa.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop