Theo y học cổ truyền, hạt cau có vị cay, đắng, tính ôn; vào kinh tỳ, vị và đại tràng. Hạt cau được sử dụng nhiều trong các bài thuốc với nhiều tác dụng điều trị bệnh.
Hạt cau được sử dụng để chữa các bệnh về đường ruột
Hạt cau có các tên khá như binh lang, tân lang, là hạt chín già của cây cau. Theo y học cổ truyền, hạt cau vị cay, đắng, tính ôn; vào kinh tỳ, vị và đại tràng. Tác dụng trị giun, lợi tiểu thông tiện nên được sử dụng phổ biến trong các trường hợp bị giun sán, đầy bụng không tiêu, trướng bụng, đau quặn, tiêu chảy, hội chứng lỵ, phù nề.
Đối với hạt cau, người bệnh nên dùng hàng ngày với liều lượng 4 - 12g bằng cách nấu, hãm, sắc. Đồng thời bạn cũng có thể dùng liều cao 60 - 120g khi tẩy giun sán. Một số món ăn bài thuốc mà người bệnh có thể tham khảo như sau:
Chữa bệnh bằng cháo tân lang
- Chuẩn bị: tân lang 15g, gạo tẻ 50g.
- Thực hiện: Hạt cau nấu lấy nước, đem nước sắc nấu với gạo thành cháo, dùng khi còn nóng.
- Tác dụng: Bài thuốc được sử dụng trong các trường hợp như ăn uống không tiêu, trướng bụng, nôn thổ, táo bón xen với tiêu chảy.
Tân lang ẩm loại bỏ chứng đầy bụng
- Chuẩn bị: Tân lang 10g, lai phục tử 10g, trần bì 5g.
- Thực hiện: Tân lang đập vụn, lai phúc tử sao qua, trần bì rửa sạch thái lát. Đem 3 vị nấu sắc lấy nước, thêm đường khuấy đều để nguội cho uống vài lần trong ngày.
- Tác dụng: Theo Y sĩ y học cổ truyền Sài Gòn, bài thuốc tân lang ẩm dùng các trường hợp ăn uống không tiêu, đầy hơi ợ hơi, đầy bụng chán ăn, hôi miệng.
Tác dụng trị bệnh nhờ tân lang trần bì tán
- Chuẩn bị: Tân lang 12g, trần bì 6g tán mịn.
- Thực hiện: Trần bì đem tán mịn trộn với mật ong liều lượng thích hợp, ăn khi đói.
- Tác dụng: Sử dụng tring các trường hợp ợ hơi, ợ chua.
Đào tạo Y học cổ truyền Sài Gòn học từ 1-2 năm
Trị cam tích có thoái hoá giác mạc nhờ cháo tân lang hạt bí
- Chuẩn bị: Tân lang 9g, cốc nha 10g, sơn tra 10g, hạt bí ngô 20g, gạo tẻ 60g.
- Thực hiện: Đem tất cả dược liệu sắc lấy nước; sau đó sắc nấu với gạo thành cháo. Ngày làm 1 lần chia 2 lần ăn. Mỗi đợt dùng khoảng từ 3 – 5 ngày.
- Tác dụng: Sử dụng theo đúng liệu trình sẽ có tác dụng trị cam tích có thoái hoá giác mạc dẫn đến mù loà ở trẻ nhỏ, đồng thời cháo tân lang hạt bí còn thường kết hợp trị giun sán đường tiêu hoá.
Bài thuốc trị bệnh nhờ cháo tân lang ngũ vị
- Chuẩn bị: Tân lang 20g, ngũ vị tử 9g, kỷ tử 10g, trạch tả 12g, quyết minh tử 14g, gạo tẻ 60g.
- Thực hiện: Đem dược liệu sắc nước nấu với câu kỷ tử và gạo tẻ thành cháo. Sử dụng khi cháo còn nóng.
- Tác dụng: Theo y sĩ tốt nghiệp Trung cấp Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh, cháo tân lang ngũ vị dùng cho các đối tượng tăng nhãn áp có các biểu hiện đau đầu, buồn nôn, giãn đồng tử,... (thiên đầu thống).
Có thể thấy rằng các món ăn bài thuốc chứa hạt cau (tân lang) mang lại nhiều giá trị trong điều trị các chứng bệnh, đặc biệt là các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Tuy nhiên những người tỳ hư hạ hãm (sổ bụng, thoát vị, sa dạ dày...) cần thận trọng. Tốt nhất bạn nên gặp các bác sĩ y học cổ truyền có chuyên môn để được tư vấn điều trị bệnh hiệu quả.