Hướng dẫn sử dụng thuốc Gabapentin để kiểm soát chứng động kinh

Hướng dẫn sử dụng thuốc Gabapentin để kiểm soát chứng động kinhRất nhiều trường hợp muốn kiểm soát, phòng ngừa chứng bệnh động kinh đã phải nhờ tới thuốc Gabapentin, vậy sử dụng thuốc Gabapentin như thế nào cho an toàn?

Rất nhiều trường hợp muốn kiểm soát, phòng ngừa chứng bệnh động kinh đã phải nhờ tới thuốc Gabapentin, vậy sử dụng thuốc Gabapentin như thế nào cho an toàn?

Hướng dẫn sử dụng thuốc Gabapentin để kiểm soát chứng động kinh

Thuốc Gabapentin điều trị chứng động kinh hiệu quả

Khái niệm bệnh động kinh

Động kinh là một chứng bệnh hệ thần kinh do xáo trộn lặp đi lặp lại của một số nơron trong vỏ não tạo nhiều triệu chứng rối loạn hệ thần kinh (các cơn động kinh) như co giật của bắp thịt, cắn lưỡi, sùi bọt mép, mắt trợn ngược, bất tỉnh, mất kiểm soát tiểu tiện, hoặc gây cảm giác lạ. Những người bị bệnh động kinh luôn phải mang theo thuốc để có thể sử dụng trong nhiều trường hợp cần thiết, cấp cứu kịp thời.

Tác dụng của thuốc Gabapentin trong điều trị chứng động kinh

Gabapentin được dùng chung với các thuốc khác để phòng ngừa và kiểm soát động kinh. Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết thuốc còn được dùng để giảm đau thần kinh sau bệnh zona ở người lớn. Gabapentin được biết đến như một loại thuốc chống co giật hoặc thuốc chống động kinh.

Gabapentin được chỉ định như là đơn trị liệu trong điều trị các cơn động kinh cục bộ có hay không kèm theo các cơn toàn thể thứ phát ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi. Ðộ an toàn và hiệu quả của phác đồ đơn trị liệu gabapentin ở trẻ em dưới 12 tuổi còn chưa được thiết lập.

Gabapentin được chỉ định như một điều trị hỗ trợ trong điều trị các cơn động kinh cục bộ có hay không kèm theo các cơn toàn thể thứ phát ở người lớn và trẻ em từ 3 tuổi trở lên. Ðộ an toàn và hiệu quả của phác đồ điều trị hỗ trợ sử dụng gabapentin ở bệnh nhân nhi khoa dưới 3 tuổi vẫn chưa được thiết lập.

Thuốc Gabapentin còn có thể điều trị các tình trạng đau thần kinh khác (chẳng hạn như bệnh thần kinh đái tháo đường, bệnh lý thần kinh ngoại biên, đau dây thần kinh sinh ba) và hội chứng chân không yên (chân bồn chồn).

Cách sử dụng thuốc Gabapentin hiệu quả cho từng đối tượng

Liều dùng cho người lớn

Thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất khi lượng thuốc trong cơ thể được giữ ổn định. Vì thế, các bac sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn khuyên nên dùng thuốc hệ thần kinh như thuốc Gabapentin cách các khoảng thời gian đều nhau. Để dễ nhớ, nên uống vào cùng giờ mỗi ngày. Nếu bạn dùng thuốc 3 lần/ngày để kiểm soát động kinh, thời gian uống thuốc không được cách nhau quá 12 giờ vì cơn động kinh có thể gia tăng. Uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Trong vài ngày đầu tiên, bác sĩ có thể tăng dần liều để cơ thể bạn thích nghi với thuốc. Để giảm thiểu tác dụng phụ, dùng liều đầu tiên vào giờ đi ngủ.

Liều thông thường dùng cho người lớn bị động kinh

  • Liều đầu: 300 mg đường uống vào ngày thứ nhất, 300 mg đường uống 2 lần vào ngày thứ hai, sau đó 300 mg đường uống 3 lần vào ngày thứ ba.
  • Liều duy trì: 900 – 1800 mg đường uống, chia làm 3 lần. Nếu cần thiết, có thể tăng liều bằng cách dùng 300 mg hoặc 400 mg viên nang 3 lần/ngày, tối đa 1800 mg/ngày.
  • Liều 3600 mg/ngày được dùng điều trị cho một số lượng nhỏ bệnh nhân trong thời gian tương đối ngắn, và họ đã chịu đựng thuốc tốt.
  • Thời gian uống thuốc (ở liều 3 lần/ngày) không được cách nhau quá 12 giờ.

Liều dùng thông thường dùng cho người lớn bị hội chứng chân bồn chồn

Viên nén phóng thích kéo dài gabapentin enacarbil có ở dưới tên thương mại Horizant (R): 600 mg đường uống 1 lần/ngày kèm thức ăn vào khoảng 5 giờ chiều.

Liều thông thường dùng cho người lớn bị hậu Zona thần kinh

Liều đầu: 300 mg đường uống vào ngày thứ nhất, 300 mg đường uống 2 lần vào ngày thứ hai, sau đó 300 mg đường uống 3 lần vào ngày thứ ba. Có thể tăng liều lên đến 1800 mg khi cần thiết để giảm đau.

Liều duy trì: 900 – 1800 mg đường uống, chia làm 3 lần.

Lịch uống thuốc khuyên dùng:

  • Ngày 1: 300 mg đường uống với bữa ăn tối.
  • Ngày 2: 600 mg đường uống với bữa ăn tối.
  • Ngày 3 – 6: 900 mg đường uống với bữa ăn tối.
  • Ngày 7 – 10: 1200 mg đường uống với bữa ăn tối.
  • Ngày 11 – 14: 1500 mg đường uống với bữa ăn tối.
  • Ngày 15: 1800 mg đường uống với bữa ăn tối.

Liều khuyên dùng là 600 mg đường uống 2 lần/ngày. Nên bắt đầu điều trị với liều 600 mg đường uống vào buổi sáng trong 3 ngày điều trị, sau đó tăng lên thành 600 mg 2 lần/ngày (1200 mg/ngày) vào ngày thứ 4.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Gabapentin để kiểm soát chứng động kinh

Đào tạo Dược sĩ chuẩn Bộ y tế năm 2019

Liều dùng cho trẻ em

Liều dùng thông thường dùng cho trẻ em bị động kinh

3 tuổi – dưới 12 tuổi:

  • Liều đầu: 10 – 15 mg/kg/ngày chia làm 3 lần.
  • Liều hiệu quả: đạt chuẩn độ trở lên trong khoảng thời gian khoảng 3 ngày. Hiệu quả của thuốc Gabapentin nếu con bạn 5 tuổi trở lên là 25 – 35 mg/kg/ngày chia làm 3 lần.
  • Nếu con bạn trong khoảng 3 – 4 tuổi, liều là 40 mg/kg/ngày chia làm 3 liều. Gabapentin có thể được dùng ở nhiều dạng khác nhau hoặc kết hợp nhiều dạng. Liều lượng lên đến 50 mg/kg/ngày đã được dung nạp tốt trong một nghiên cứu lâm sàng dài hạn.
  • Thời gian uống thuốc (ở liều 3 lần/ngày) không được cách nhau quá 12 giờ.

Lớn hơn 12 tuổi:

  • Liều đầu: 300 mg đường uống vào ngày thứ nhất, 300 mg đường uống 2 lần vào ngày thứ hai, sau đó 300 mg đường uống 3 lần vào ngày thứ ba.
  • Liều duy trì: 900 – 1800 mg đường uống, chia làm 3 lần. Nếu cần thiết, có thể tăng liều bằng cách dùng 300 mg hoặc 400 mg viên nang 3 lần/ngày, tối đa 1800 mg/ngày.
  • Thời gian uống thuốc (ở liều 3 lần/ngày) không được cách nhau quá 12 giờ.

Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Gabapentin

Báo cho bác sĩ biết về bất kỳ triệu chứng mới hoặc tệ hơn nào, như: thay đổi tâm trạng hay hành vi, lo âu, hoảng loạn, khó ngủ, hoặc nếu bạn cảm thấy bốc đồng, dễ bị kích thích, kích động, thù địch, hiếu chiến, bồn chồn, hiếu động (thể chất hay tinh thần), chán nản hơn, hoặc có những suy nghĩ về tự tử hoặc làm tổn thương chính mình.

Cần đến ngay bệnh viện nếu như gặp các trường hợp như: Sốt, sưng hạch, đau nhức cơ thể, các triệu chứng cúm; Đau bụng trên, ăn mất ngon, nước tiểu sẫm màu, vàng da (vàng da hoặc mắt); Nhầm lẫn, buồn nôn và ói mửa, sưng tấy, tăng cân nhanh chóng, đi tiểu ít hơn bình thường hoặc không gì cả; Động kinh tăng lên; Phát ban da, dễ bị bầm tím hoặc chảy máu, ngứa dữ dội, tê, đau, yếu cơ; Chuyển động tới lui nhanh chóng của mắt; Ho, sốt, khó thở mới hoặc nặng hơn; Đau ngực, nhịp tim bất thường, cảm thấy khó thở.

Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh khi sử dụng thuốc cần phải có sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên môn, không tự ý sử dụng thuốc.

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop