Làm cách nào để cải thiện tình trạng mất ngủ ở người cao tuổi?

Làm cách nào để cải thiện tình trạng mất ngủ ở người cao tuổi?Bệnh mất ngủ ở người cao tuổi là một dạng rối loạn giấc ngủ, căn bệnh này khiến người bệnh rơi vào tình trạng khó đi vào giấc ngủ, gặp khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ

Bệnh mất ngủ ở người cao tuổi là một dạng rối loạn giấc ngủ, căn bệnh này khiến người bệnh rơi vào tình trạng khó đi vào giấc ngủ, gặp khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ

Làm cách nào để cải thiện tình trạng mất ngủ ở người cao tuổi?

Bệnh mất ngủ ở người cao tuổi là một dạng rối loạn giấc ngủ

Để nắm rõ hơn những thông tin về bệnh mất ngủ ở người cao tuổi, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây từ các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn!

NHỮNG THÔNG TIN VỀ BỆNH MẤT NGỦ Ở NGƯỜI CAO TUỔI

Bệnh mất ngủ ở người cao tuổi là một dạng rối loạn giấc ngủ, người bệnh rơi vào tình trạng khó đi vào giấc ngủ, giấc ngủ chập chờn, hoặc khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ cũng như cảm giác thiếu ngủ luôn thường trực. Thông thường, những người trên 65 tuổi hay mắc chứng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

Trẻ em khi mới sinh ra thường ngủ 12 tiếng/ngày, còn với người trưởng thành mỗi ngày cần 8-9 tiếng để ngủ. Người cao tuổi cũng cần ngủ 7-8 tiếng/ngày và khi người cao tuổi chỉ ngủ được khoảng 5-6 tiếng/ngày thì có thể gọi là bị mất ngủ.

Nguyên nhân gây bệnh

Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ ở người cao tuổi và hầu hết những nguyên nhân này có thể điều trị được. Một số nguyên nhân chính có thể gây ra bệnh mất ngủ ở người cao tuổi là:

  • Mất ngủ do cơ thể bị lão hóa
  • Mất ngủ do bệnh tật
  • Khó ngủ do môi trường sống
  • Mất ngủ do chế độ ăn uống

Triệu chứng thường gặp của bệnh

Triệu chứng của mất ngủ ở người cao tuổi là khó đi vào giấc ngủ, dễ tỉnh giấc, thức dậy sớm và luôn luôn cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày. Mất ngủ kéo dài sẽ làm cơ thể và tinh thần luôn mệt mỏi, gây tâm lý lo âu, chán nản và không kiềm chế được cảm xúc. Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ làm cho sức khỏe của bệnh nhân suy kiệt và làm phát sinh những bệnh lý nghiêm trọng đe dọa tính mạng con người…

Các triệu chứng cụ thể của chứng mất ngủ ở người cao tuổi là:

  • Cảm giác mệt mỏi: người bệnh cảm thấy như không còn sức lực và không muốn làm bất cứ việc gì.
  • Khó khăn trong việc tập trung vào công việc: người bệnh khó để có thể tập trung tư tưởng cho công việc mình đang làm, thường suy nghĩ đi chỗ khác.
  • Không cảm thấy thoải mái: người bệnh thường cảm thấy bứt rứt, khó chịu trong người.
  • Không thể ngủ được: Người bệnh phải mất rất nhiều thời gian thì mới có thể ngủ được, chất lượng giấc ngủ kém, thường hay thức dậy lúc đêm và sẽ không ngủ lại được nữa.
  • Buồn ngủ vào ban ngày nhưng cũng không thể ngủ được.
  • Đau đầu vào buổi sáng.

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH MẤT NGỦ Ở NGƯỜI CAO TUỔI

Các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng không nên sử dụng thuốc để điều trị chứng mất ngủ ở người cao tuổi vì ở người cao tuổi tác dụng của thuốc không đạt được như mong muốn và đôi khi nó còn để lại rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Biện pháp tốt nhất để điều trị bệnh mất ngủ ở người cao tuổi là điều chỉnh chế độ ăn uống ngủ nghỉ và chế độ tập thể dục, dưỡng sinh hay ngồi thiền.

Tuy nhiên, trong trường hợp người cao tuổi bị mất ngủ kéo dài và các biện pháp tự chăm sóc không hiệu quả thì cần đưa bệnh nhân đi khám và điều trị bệnh theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Làm cách nào để cải thiện tình trạng mất ngủ ở người cao tuổi?

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo KTV hình ảnh Y học Sài Gòn

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH MẤT NGỦ Ở NGƯỜI CAO TUỔI

Theo lời khuyên từ bác sĩ giảng viên hiện đang giảng dạy lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn, cách tốt nhất để phòng tránh mất ngủ ở người cao tuổi là nên có một chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng khoa học và phù hợp. Một số biện pháp mà bạn có thể áp dụng để phòng chống bệnh mất ngủ ở người cao tuổi như sau:

Cải thiện giấc ngủ

  • Tạo ra một không gian yên tĩnh khi đi ngủ tuyệt đối tránh ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ...làm ảnh hưởng đến giấc ngủ
  • Khi tỉnh dậy buổi sáng, không nên nằm nán lại trên giường quá lâu.
  • Khi vào phòng ngủ, không nên đọc sách hoặc xem ti-vi
  • Loại bỏ thức uống có chất kích thích như : cà phê, rượu, bia, thuốc lá
  • Không nên ăn hoặc uống quá nhiều trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ.
  • Không nên ngủ ngày nhiều.
  • Trước khi đi ngủ nên tắm nước ấm vì sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể và có thể giúp bắt đầu giấc ngủ dễ dàng hơn.
  • Phòng ngủ chỉ nên dùng để ngủ, không nên dùng cho các công việc khác.
  • Tránh căng thẳng hoặc xúc cảm trước khi đi ngủ.
  • Ngồi thiền cũng là cách để tĩnh tâm và thư giãn cơ thể trước khi đi ngủ
  • Không mang những lo lắng về công việc hoặc những bức xúc nóng giận vào phòng ngủ
  • Tạo môi trường có đủ ánh sáng và tạo sự hứng khởi trong giờ làm việc để tránh cảm giác buồn ngủ ban ngày.

Tập thể dục

Bắt đầu bài tập thường xuyên như đi bộ, chạy bộ, bơi lội tập dưỡng sinh hay ngồi thiền có thể giúp bạn ngủ nhanh hơn, có được giấc ngủ sâu hơn và ít thức giấc thường xuyên hơn trong đêm. Nhưng tránh tập thể dục trong vòng một vài giờ trước khi đi ngủ.

Cải thiện chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ, giảm đường, giảm chất béo để nâng cao sức đề kháng tạo hệ miễn dịch cho cơ thể góp phần đẩy lùi bệnh mất ngủ và các bệnh khác ở người cao tuổi.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop