Bệnh bóc tách mạch vành tự phát tuy là một bệnh hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Nguyên nhân gây ra bệnh bóc tách động mạch vành vẫn chưa được làm rõ
Bóc tách mạch vành tự phát là bệnh gì?
Bệnh bóc tách mạch vành tự phát là một tình trạng cấp cứu ít gặp xảy ra khi có một vết rách hình thành ở một trong các mạch máu tim. Bệnh có thể làm chậm hoặc tắc dòng máu chảy tới tim, gây nhồi máu cơ tim, nhịp bất thường hoặc tử vong bất thình lình.
Chia sẻ từ Dược sĩ tốt nghiệp Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, bệnh thường xảy ra ở phụ nữ 40 tới 50 tuổi, và bất kì tuổi nào ở nam. Người bị bệnh thường khỏe mạnh. Hầu hết đều không có yếu tố nguy cơ của bệnh tim như tăng huyết áp hoặc tiểu đường.
Vì lí do đó nên hãy gọi ngay cấp cứu nếu bạn có dấu hiệu và triệu chứng nhồi máu cơ tim ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình không có nguy cơ bị nhồi máu.
Nguyên nhân gây bệnh bóc tách mạch vành tự phát là do đâu?
Cho đến nay, nguyên nhân gây ra bệnh vẫn chưa được làm rõ. Bóc tách mạch vành tự phát gây ra một vết rách bên trong động mạch. Khi lớp áo trong động mạch tách ra khỏi lớp ngoài, máu có thể đổ vào giữa hai lớp áo động mạch. Áp lực lúc này làm vết rách nhỏ trở nên lớn hơn. Và máu kẹt giữa hai lớp áo có thể hình thành huyết khối.
Bệnh có thể làm chậm dòng máu chảy tới tim, làm cơ tim bị yếu đi, hoặc làm tắc nghẽn dòng máu, làm chết cơ tim, dẫn đến nhồi máu cơ tim. Nhồi máu cơ tim trong bệnh bóc tách mạch vành tự phát khác với cơn nhồi máu cơ tim gây ra bởi xơ vữa động mạch (động mạch trở nên cứng).
Triệu chứng thường gặp của bệnh bóc tách mạch vành tự phát là gì?
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bóc tách mạch vành tự phát giống như các loại nhồi máu cơ tim khác, bao gồm:
- Đau ngực
- Nhịp nhanh
- Đau ở cánh tay, vai hoặc hàm
- Khó thở
- Vã mồ hôi
- Cực kì mệt mỏi một cách bất thường
- Buồn nôn
- Choáng váng
Biến chứng của bệnh bóc tách mạch vành tự phát có nguy hiểm không?
Đối với một số người, bệnh bóc tách mạch vành tự phát có thể tái phát, mặc dù đã được điều trị thành công. Nó có thể thái phát ngay sau đợt bệnh đầu tiên hoặc nhiều năm sau đó. Người mắc bệnh có nguy cơ cao mắc các vấn đề về tim khác như suy tim.
Có những phương pháp nào điều trị bệnh bóc tách mạch vành tự phát?
Theo bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn,mục đích điều trị là để khôi phục lượng máu về tim. Ở một số trường hợp, việc hồi phục có thể tự nhiên xảy ra. Một số trường hợp khác, bác sĩ phải mở động mạch đặt bóng hoặc nong mạch bằng stent hoặc thực hiện phẫu thuật bắc cầu động mạch.
Việc điều trị tùy thuộc vào kích thước vết rách của động mạch cũng như các dấu hiệu và triệu chứng mà bạn có. Khi có thể, bác sĩ sẽ để động mạch tự lành, tốt hơn là sửa chữa nó bằng các thủ thuật xâm lấn.
Một số người chỉ cần điều trị nội khoa là đủ, có thể giảm được các triệu chứng của bệnh. Nếu đau ngực hoặc các triệu chứng khác kéo dài, các phương pháp điều trị khác là điều cần thiết.
Đặt stent nong động mạch
Nếu bệnh gây tắc dòng máu hoặc việc điều trị nội khoa không đủ để kiểm soát đau ngực, bác sĩ có thể chỉ định đặt stent để mở rộng động mạch. Stent có thể giúp khôi phục lượng máu về tim.
Bác sĩ sẽ luồn một ống catheter vào động mạch ở tay hoặc chân và dẫn tới động mạch tim bị tổn thương nhờ vào X quang.
Một sợi dây gắn quả bóng xẹp được mang đến chỗ động mạch bị rách qua catheter. Sau đó bóng sẽ được phình ra, ép stent vào thành mạch. Stent sẽ được để lại đó để giữ động mạch luôn mở.
Phẫu thuật bắc cầu động mạch
Nếu các điều trị khác không hiệu quả hoặc bạn có nhiều hơn một vết rách, bác sĩ có thể chỉ định mổ tạo đường đi mới cho động mạch chảy về tim.
Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành được tiến hành bởi cắt một mạch máu khác từ cơ thể bạn gắn vào nơi động mạch tổn thương và như vậy tạo được một dòng chảy quanh động mạch đó.
Thuốc
Bác sĩ có thể chỉ định các thuốc sau:
- Thuốc chống kết tập tiểu cầu
- Thuốc làm loãng máu
- Thuốc giảm huyết áp
- Thuốc kiểm soát cơn đau ngực
- Thuốc giảm cholesterol
Việc sử dụng thuộc phải tuyệt đối tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc.
Chăm sóc liên tục
Sau khi điều trị, bạn sẽ cần đi khám bác sĩ thường xuyên để theo dõi tình trạng bệnh. Bác sĩ có thể đề nghị một số điều sau giúp bạn hồi phục sức khỏe và ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe khác:
- Phục hồi chức năng tim mạch. Đây là một quá tình giúp bạn phục hồi từ một tình trạng tim nghiêm trọng như nhồi máu, gồm có theo dõi tập thể dục, tư vấn dinh dưỡng, hỗ trợ cảm xúc và giáo dục.
- Kiểm tra tiền căn sức khỏe gia đình. Một số bệnh di truyền như hội chứng Marfan có thể xảy ra ở người có bệnh bóc tách mạch vành tự phát. Bác sĩ có thể đề nghị tư vấn di truyền để xác định việc làm các xét nghiệm di truyền có phù hợp với bạn hay không.
- Tìm các mạch máu yếu khác. Bác sĩ có thể dùng CT scan mạch máu để phát hiện bất thường ở các mạch máu khác, như loạn sản sợi cơ.