Liều lượng và tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Mannitol

Liều lượng và tác dụng phụ khi sử dụng thuốc MannitolMannitol được biết đến là loại thuốc lợi tiểu. Tuy nhiên, tác dụng của thuốc ở mỗi người lại không giống nhau. Do đó người dùng cần phải chú ý liều lượng và một số tác dụng phụ có thể xảy ra

Mannitol được biết đến là loại thuốc lợi tiểu. Tuy nhiên, tác dụng của thuốc ở mỗi người lại không giống nhau. Do đó người dùng cần phải chú ý liều lượng và một số tác dụng phụ có thể xảy ra

Liều lượng và tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Mannitol

Liều lượng dùng thuốc Mannitol với mỗi đối tượng là khác nhau

Thuốc Mannitol có tác dụng gì?

Thuốc Mannitol là đồng phân của sorbitol. Mannitol có tác dụng làm tăng độ thẩm thấu và làm tăng lưu lượng máu thận. Mannitol có khả năng lợi tiểu, thuốc được sử dụng nhằm tăng cường được quá trình lọc nước tiểu ở những người bị suy thận. Khi sử dụng thuốc để tăng được quá trình lọc nước tiểu sẽ giúp cho thận không bị tắc nghẽn, đồng thời tăng được mức độ loại bỏ khỏi những độc hại ra khỏi cơ thể.

Mannitol là thuốc có tác dụng áp lực nhãn cầu, áp lực nội sọ ngắn hạn. Tác dụng làm giảm áp lực nhãn cầu và áp lực nội sọ xuất hiện trong vòng 15 phút sau khi bắt đầu truyền mannitol và kéo dài từ 3 đến 8 giờ sau khi ngưng truyền, tác dụng lợi niệu xuất hiện sau khi truyền từ 1 đến 3 giờ.

Mannitol là thuốc tẩy thẩm thấu nếu dùng theo đường uống và gây ỉa chảy.

Liều lượng dùng thuốc Mannitol

Dược sĩ Cao đẳng Dược chia sẻ rằng liều lượng thuốc Mannitol đối với mỗi người là không giống nhau. Các bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng thuốc điều trị bệnh dứt điểm. Theo đó, liều lượng Mannitol được chỉ định cụ thể như sau:

Mannitol dành cho người lớn

  • Liều thuốc Mannitol thử nghiệm chức năng thận được các bác sĩ chỉ định dùng 0.2g/ kg theo đường tiêm truyền tĩnh mạch trong thời gian tầm khoảng 3 - 5 phút.

  • Liều dùng thử nghiệm trong lần 2 nếu như lượng nước tiểu không tăng sẽ được chỉ định:
  • Liều dùng điều trị: bác sĩ chỉ định dùng 300 - 400mg/ kg. Hoặc có thể dùng liều 100g dung dịch theo đường tiêm truyền tĩnh mạch. Quá trình điều trị không nên tiến hành lặp đi lặp lại ở những người mắc bệnh dai dẳng.
  • Liều điều trị dự phòng: tiêm truyền với liều tương ứng 50 - 100g, thông thường dung dịch có thể sẽ tương ứng ở mức từ 5%, 10%, 201%,... Tuy nhiên, liều dùng còn tùy thuộc vào bệnh lý của từng bệnh nhân khác nhau.
  • Trường hợp người mắc bệnh phù não: chỉ định tiêm truyền tĩnh mạch với liều lượng 0.25 - 2g/ kg. Tuy nhiên, mọi người không nên dùng lặp lại hơn mỗi giờ từ khoảng 6 - 8 giờ.

Liều dùng thuốc Mannitol dành cho trẻ em

Hiện nay, liều dùng thuốc Mannitol chưa được nghiên cứu và xác định về mức độ an toàn khi dùng thuốc. Do đó, các bậc phụ huynh cần phải trao đổi với các bác sĩ/ dược sĩ để biết được có nên dùng thuốc cho trẻ hay không.

Tác dụng phụ khi dùng thuốc Mannitol

Tốt nhất mọi người nên đi cấp cứu nếu trong thời gian dùng thuốc Mannitol gặp phải những tác dụng phụ như:

  • Tức ngực, khó thở.
  • Bị nổi phát ban.
  • Một số trường hợp có thể sẽ bị sưng mặt/ môi/ lưỡi hay họng.

Trao đổi kịp thời với các bác sĩ được biết nếu như trong thời gian dùng thuốc gặp phải những tình trạng như:

  • Bị sưng tấy tay/ chân.
  • Gặp phải những lo âu, khó thở, đau ngực hay tình trạng ho có đờm.
  • Gặp phải tình trạng mê sảng.
  • Đau đớn hay sẽ gặp khó khăn về tiểu tiện.
  • Bị đau rát, ngứa ngáy hay da bị thay đổi ở vị trí tiêm thuốc.
  • Gặp phải những tình trạng lo âu, vã nhiều mồ hôi hơn, đau đờm hay đau tức ngực.
  • Xuất hiện những triệu chứng mất nước, sẽ cảm thấy khó nước, khó đi tiểu hay mồ hôi vã ra nhiều hơn.
  • Bị sưng tấy ở bàn chân hay có thể xuất hiện ở phần mắt cá chân.
  • Gặp phải những dấu hiệu về thận, như đi tiểu ít hơn bình thường.
  • Đi tiểu tiện khó khăn hơn và có thể sẽ đau đớn hơn.
  • Xuất hiện tình trạng cơ thể mệt mỏi và khó thở.

Những tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn khi dùng thuốc Mannitol như:

  • Gây cảm giác buồn nôn, nôn mửa.
  • Đi tiểu tiện nhiều hơn so với bình thường.
  • Cơ thể bị sốt, ớn lạnh, bị nhức đầu và sổ mũi.
  • Một số trường hợp sẽ tăng cân bất thường, bị sưng tấy khó chịu.
  • Đau tức ngực, khó chịu.
  • Nổi mẩn ngứa trên da.
  • Hoa mắt, chóng mặt.

Tuy nhiên, không phải đối tượng nào trong thời gian dùng thuốc Mannitol cũng gặp phải những tác dụng phụ trên. Tốt nhất khi gặp phải những tác dụng bất thường hãy trao đổi cụ thể với các bác sĩ/ dược sĩ được biết rõ.

Liều lượng và tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Mannitol

Đào tạo Cao Đẳng Dược Sài Gòn chuẩn Bộ Y tế

Những lưu ý khi dùng thuốc Mannitol

Trước khi dùng thuốc Mannitol, giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn khuyên mọi người cần phải báo cáo rõ cho người điều trị được biết nếu như:

  • Bạn đang trong thời gian mang thai hoặc cho con bú hay có ý định mang thai.
  • Những đối tượng bị dị ứng với những thành phần của Mannitol hay những thành phần có trong những loại thuốc khác.
  • Thận trọng hơn khi dùng thuốc Mannitol đối với người lớn tuổi hay trẻ em.
  • Những trường hợp mắc phải những bệnh mãn tính, bệnh thận nặng, gặp phải tình trạng mất nước ở mức độ nghiêm trọng. Một số trường hợp sẽ bị tắc phổi, bị sưng phù.
  • Các thuốc, thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng, vì thuốc Mannitol có khả năng tương tác với những loại thuốc khác.

Báo cáo cho các bác sĩ được biết nếu như bạn đang gặp phải một trong những tình trạng sức khỏe dưới đây:

  • Xuất hiện những cơn ho nặng, ho ra máu.
  • Đau thắt ở vùng ngực.
  • Người bị nhiễm trùng.
  • Những đối tượng bị tràn dịch màng phổi.
  • Bệnh nhân mắc bệnh phổi.
  • Những người mới phẫu thuật trong thời gian gần đây.
  • Người mắc phải những bệnh về đường hô hấp.
  • Bị co thắt khí phế quản bởi phép đo thông khí.
  • Người bị nhồi máu cơ tim.
  • Bị phình động mạch chủ.
  • Những đối tượng bị đột quỵ trong thời gian gần đây.
  • Mắc phải chứng tăng huyết áp không thể kiểm soát được.
  • Người mắc phải bệnh thận.

Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Mannitol:

  • Trước khi dùng phải chắc chắn là ngời bệnh không bị mất nước
  • Trong lúc truyền cần theo dõi chặt chẽ cân bằng dịch và điện giải, độ thẩm thấu của huyết tương, chức năng thận, dấu hiệu sinh tồn.
  • Nếu lưu lượng dịch truyền vào nhiều hơn lưu lượng nước thì có thể gây ngộ độc nước.
  • Tác dụng lợi tiểu kéo dài của thuốc có thể che lấp các dấu hiệu của bù nước không đủ hoặc giảm thể tích tuần hoàn.
  • Không truyền mannitol cùng với máu toàn phần
  • Do dịch ưu trương nên chỉ tiêm dung dịch mannitol vào tĩnh mạch, nếu không có thể gây hoại tử mô
  • Nếu sử dụng mannitol không đúng cách có thể gây hoại tử mô
  • Mannitol có thể làm tăng nồng độ khí hydro trong ruột già tới mức gây vỡ ruột, đặc biệt là dùng theo đường uống.
  • Mannitol dùng được cho phụ nữ có thai

Trên đây là những thông tin cơ bản về Mannitol về công dụng và những lưu ý khi sử dụng thuốc này. Tuy nhiên, những thông tin về thuốc Mannitol ở trên chỉ mang tính tham khảo không được dùng để thay thế chỉ định của bác sĩ, để biết thông tin chi tiết cần gọi trực tiếp với các bác sĩ hay dược sĩ của bạn để được tư vấn kỹ hơn.

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop