Lưu ý về hiện tượng đau họng khạc ra máu từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Lưu ý về hiện tượng đau họng khạc ra máu từ B.s Trường Dược Sài GònĐau họng khạc ra máu thường khởi phát do tổn thương nặng nề ở cơ quan hô hấp, gây vỡ mao mạch và xuất huyết. Khi nhận thấy triệu chứng này, bạn cần tiến hành thăm khám trong thời gian sớm nhất.

Đau họng khạc ra máu thường khởi phát do tổn thương nặng nề ở cơ quan hô hấp, gây vỡ mao mạch và xuất huyết. Khi nhận thấy triệu chứng này, bạn cần tiến hành thăm khám trong thời gian sớm nhất.

Lưu ý về hiện tượng đau họng khạc ra máu từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Đau họng khạc ra máu

Hãy theo dõi bài viết này để tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng đau họng khạc ra máu từ các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn!

ĐAU HỌNG KHẠC RA MÁU LÀ BIỂU HIỆN CỦA BỆNH GÌ?

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, đau họng khạc ra máu là triệu chứng nghiêm trọng, cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng khạc ra máu cho thấy niêm mạc của các cơ quan hô hấp bị tổn thương nặng, gây vỡ mao mạch và xuất huyết.

Bài viết đã tổng hợp một số bệnh lý có liên quan đến triệu chứng đau họng khạc ra máu, bao gồm:

Viêm phổi cấp

Viêm phổi cấp là tình trạng viêm các mô bên trong phổi do nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là Streptococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus, Hemophylus influenzae,…

Triệu chứng điển hình của bệnh là tình trạng ho dai dẳng, đau tức ngực, sốt trên 38 độ C, rét run, khạc ra đờm có lẫn máu,… Bệnh viêm phổi cấp chủ yếu được điều trị bằng kháng sinh, sử dụng thuốc hỗ trợ triệu chứng và bù nước, điện giải.

Với những trường hợp không kiểm soát kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng như mủ màng phổi, trụy tim mạch, suy hô hấp,…

Giãn phế quản

Giãn phế quản là tình trạng một hoặc nhiều phế quản bị giãn thường xuyên và không có khả năng hồi phục. Các phế quản bị giãn thường đi kèm với tình trạng nhiễm trùng mãn tính hoặc các vấn đề sức khỏe khác.

Bệnh đặc trưng bởi triệu chứng ho dai dẳng, cổ họng có nhiều đờm, đau ngực, khạc ra máu, thở ngắn,…Giãn phế quản là biến chứng của bệnh nấm phổi, ho gà, viêm phổi nặng,… Bệnh lý này có thể gây ra một số biến chứng nặng nề như xẹp phổi, suy tim hoặc suy hô hấp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Lao phổi

Bệnh lao phổi là dạng nhiễm vi trùng lao phổ biến nhất (chiếm đến 80 – 85% trường hợp). Nguyên nhân gây bệnh là do tiếp xúc với người bị nhiễm vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis).

Lao phổi đặc trưng bởi triệu chứng ho kéo dài hơn 3 tuần, thường là ho ra máu kèm theo đờm, người yếu, sốt nhẹ, chán ăn, khó thở, đau ngực, đổ mồ hôi trộm,…

Ung thư phổi

Ung thư phổi xảy ra khi các tế bào tăng sinh không kiểm soát và tạo ra khối u ác tính ở bên trong phổi. So với các dạng ung thư khác, ung thư phổi có triệu chứng rất điển hình ngay từ giai đoạn đầu.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư phổi, bao gồm: ho dai dẳng, đờm có lẫn máu, thở khò khè, tức ngực, khó thở, khàn tiếng, khó nuốt,… Ngoài ra khi khối u phát triển lớn, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng khác như ăn không ngon, người gầy sút, nổi hạch ở cổ, đau vai và dây thần kinh liên sườn.

Tắc nghẽn phổi mãn tính

Tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD) là chứng bệnh gây suy hô hấp do không gian trong đường thở bị hẹp kéo dài. Bệnh có xu hướng tiến triển theo thời gian và có nguy cơ gây tắc nghẽn đường thở hoàn toàn.

Tắc nghẽn phổi mãn tính thường là hệ quả do hút thuốc lá liên tục trong nhiều năm, nhiễm trùng đường hô hấp kéo dài, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, bụi bặm và hóa chất độc hại.

Tắc nghẽn phổi mãn tính tác động trực tiếp đến chức năng hô hấp và gây ra các triệu chứng như ho kéo dài, ho có đàm (màu xanh lá cây hoặc vàng xám), ho kèm theo máu, khó thở, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt nhẹ,…

Ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng đề cập đến tình trạng xuất hiện khối u ác tính ở vùng vòm họng. Sự xuất hiện của khối u này có thể gây ra các triệu chứng cơ năng như chảy nước mũi, ù tai, sụp mi, giảm thị lực, khó thở, đau họng, ho có đờm hoặc lẫn máu, người sụt cân,…

Ung thư vòm họng có nguy cơ xảy ra ở người hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, ăn thực phẩm chứa nhiều muối,…

Viêm phế quản mãn tính

Viêm phế quản mãn tính xảy ra khi ống phế quản bị viêm trong thời gian dài. Không giống với viêm phế quản cấp, viêm phế quản mãn tính khởi phát chủ yếu do thói quen hút thuốc lá, sinh sống trong môi trường ô nhiễm, tính chất công việc phải tiếp xúc hóa chất thường xuyên,…

Người mắc bệnh viêm phế quản mãn tính thường có dấu hiệu mệt mỏi, ho có đờm, thở khò khè, khạc ra máu, đau họng, sốt, tức ngực,…

Lưu ý về hiện tượng đau họng khạc ra máu từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Điều dưỡng uy tín

HIỆN TƯỢNG ĐAU HỌNG KHẠC RA MÁU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Cũng theo bác sĩ giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, phần lớn các trường hợp bị đau họng khạc ra máu đều khởi phát do các vấn đề ở cơ quan hô hấp. Khác với tình trạng nhiễm trùng ở tai mũi họng, tổn thương ở phế quản, phổi,… có thể tiến triển xấu dần theo thời gian và gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Vì vậy ngay khi nhận thấy triệu chứng đau họng kèm theo ho dai dẳng, khạc ra máu,… bạn nên tìm gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm cần thiết trước khi đưa ra chẩn đoán cuối cùng.

Việc chủ động thăm khám có thể giúp bạn kiểm soát và điều trị bệnh thuận lợi. Ngược lại, tình trạng để kéo dài có thể khiến bệnh chuyển biến theo chiều hướng tiêu cực và gây ra các biến chứng nặng nề.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop