Thời tiết chuyển mùa và ăn những loại thực phẩm không đảm bảo chất lượng khiến nhiều người mắc chứng đau bụng tiêu chảy, đặc biệt là ban đêm, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Sức đề kháng yếu dễ dẫn đến đau bụng vào ban đêm
Cách xử trí nhanh khi đau bụng
Thời tiết chuyển sang thu se se lạnh về đêm sẽ dễ khiến người già, trẻ nhỏ sức đề kháng yếu dễ bị nhiễm lạnh và đau bụng, tiêu chảy. Nhiều người do chủ quan đi ngoài đường khi đêm tối, trời mưa hoặc tắm muộn, uống nước quá lạnh… cũng dễ bị đau bụng.
Dưới đây là cách xử lý nhanh khi bị đau bụng ban đêm:
- Dùng khăn ấm đắp và massage, hơi nóng sẽ làm cho dạ dày, đường ruột dễ chịu, chặn cơn đau bụng.
- Dùng dầu gió bôi và cạo gió vùng bụng, lưng giúp giảm đau bụng.
- Ngải cứu sao vàng và muối rang nóng, đem trộn đều, quấn vào khăn rồi đem chườm nóng lên chỗ bụng bị đau.
- Trà thảo mộc giúp giảm cơn đau bụng nhanh là trà hoa cúc, trà bạc hà cay, trà quế, trà thì là. Nhưng trà gừng mật ong giúp ấm bụng hiệu quả. Dùng gừng tươi cắt lát mỏng, sao vàng cho thơm, giã nát, hòa với 1 chén nhỏ nước đun sôi, uống ấm, từng ngụm nhỏ. Có thể cho thêm đường, hoặc mật ong sẽ rất tốt. Nếu không có gừng tươi thì dùng gói trà gừng.
- Trộn 1 muỗng cà phê nước cốt chanh, nước gừng và nước trái cây bạc hà để uống.
- Nhai vài lá trầu kèm với một vài hạt muối sẽ giảm cơn đau bụng.
- Uống nước hoa hồng giúp cứu trợ từ buồn nôn và đau bụng.
- Nhai 1/2 muỗng cà phê cần tây với chút muối, uống với cốc nước ấm.
Vườn nhà nên trồng sẵn khóm tía tô phòng cảm mạo, đau bụng, nôn mửa ban đêm.
Đào tạo y học cổ truyền Sài Gòn 2019
Một số bài thuốc Y học cổ truyền điều trị đau bụng
Dưới đây là vài bài thuốc Y học cổ truyền đơn giản trong dân gian dễ kiếm, dễ chế biến. Trong đó gừng, riềng, ngải cứu là 3 vị thuốc chữa đau bụng do lạnh rất tốt:
Trẻ quá nhỏ ngày 3 lần hãm 2 lát gừng lấy nước uống (nếu phân có bọt, nhưng uống nước gừng hãm mà bị nặng hơn thì là đi kiết, cần uống đồ mát là khỏi).
Gừng tươi 50g – 80g rửa sạch, xắt mỏng, sao chín vàng, giã nát, hòa với một tách nước sôi, uống ấm từng ngụm nhỏ. Có thể hòa với một ít mật ong hoặc đường để uống.
Củ sả, lá tía tô, hoắc hương, mỗi thứ 12g; gừng khô 8g (hoặc gừng tươi 12g), nấu với 500ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống ấm trước bữa ăn.
Củ riềng 200g, quế 120g, hậu phác 80g, sấy khô. Sắc mỗi lần 12g với 200ml nước, còn 50ml uống trong ngày. Dùng trong 3 ngày.
Củ riềng 8g, đại táo 5g. Sắc với 300ml còn 100ml, chia 2-3 lần uống trong ngày. Uống 3-4 ngày.
Lá lốt tươi 20g, rửa sạch, đun với 300ml nước còn 100ml. Uống ấm trước bữa ăn tối, dùng liền 2 – 3 ngày.
Hạt tiêu 2g, gừng khô tán bột 3g. Đem hòa với nước cơm nóng để uống vào lúc đói bụng.
Dùng 2-4 lá trầu không nhai nuốt nước. Đồng thời lấy 3-4 lá trầu hơ nóng cho héo mềm đắp lên rốn, băng giữ lại. Ngày làm 2-3 lần.