Một số lưu ý khi sử dụng thuốc ở đối tượng trẻ em

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc ở đối tượng trẻ emTrẻ em là đối tượng cần được quan tâm đặc biệt bởi nếu không dùng thuốc một cách an toàn, hợp lý sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của cơ thể.

Trẻ em là đối tượng cần được quan tâm đặc biệt bởi nếu không dùng thuốc một cách an toàn, hợp lý sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của cơ thể.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc ở đối tượng trẻ em

Sử đụng thuốc cho trẻ nhỏ cần lưu ý một số điều quan trọng

Những đặc điểm nào ở trẻ cần lưu ý trong khi sử dụng thuốc?

Một thuốc đi vào cơ thể sẽ trải qua quá trình: hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ.

Hấp thu thuốc:

Một số đặc điểm của trẻ em theo chia sẻ của các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn như sau: hệ cơ cũng như khả năng tưới máu chưa đầy đủ nên rất khó biết chính xác sinh khả dụng của thuốc khi dùng bằng đường tiêm. Da trẻ mỏng, hệ quả là làm tăng khả năng thấm thuốc qua da, sử dụng chế phẩm tại chỗ như corticosteroid mạnh sẽ gây độc tính toàn thân. Niêm mạc mũi thường rất mỏng và nhiều mạch máu nên dễ gây co mạch và hấp thu nhanh, mạnh  thậm chí có thể gây ngộ độc. Hệ enzyme và niêm mạc tiêu hóa  lại chưa hoàn chỉnh  gây giảm hấp thu thuốc, vitamin tan trong dầu. Tốc độ làm rỗng dạ dày chậm hơn người lớn nhưng pH dạ dày cao, nhu động ruột mạnh. Giảm hấp thu thuốc có tính acid yếu: aspirin, phenobarbital. Dạng thuốc lỏng, trẻ em uống sẽ hấp thu nhanh hơn, thuốc nồng độ cao sẽ gây tác dụng phụ.  (đối với trẻ dưới 1 tuổi)

Phân phối thuốc trong cơ thể trẻ nhỏ:

Tổng lượng nước và thể tích dịch ngoại bào lớn, lượng mỡ tương đối thấp làm giảm phân bố các thuốc tan trong chất béo.

Albumin huyết tương thấp, gắn kết thuốc- protein huyết tương giảm ở trẻ sơ sinh.

Tăng tính thấm qua hàng rào máu não : tăng nguy cơ tác dụng phụ trên thần kinh trung ương.

Chuyển hóa thuốc ở trẻ em:

Gan của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ nên nhiều loại thuốc khi sử dụng bị giảm chuyển hóa , gây độc nếu sử dụng các loại thuốc như: diazepam, phenobarbital, paracetamol, chloramphenicol...

Thải trừ thuốc qua thận ở trẻ em:

Chức năng lọc của cầu thận và thải trừ thuốc sử dụng qua ống thận còn yếu, đồng thời lưu lượng máu qua thận cũng kém. Thuốc tích lũy trong cơ thể sẽ gây độc.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc ở đối tượng trẻ em

Nguyên tắc dùng thuốc

Các giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn cho rằng “ Trẻ em không phải người lớn thu nhỏ”. Vì vậy, không thể dùng liều lượng thuốc ở người lớn áp dụng cho trẻ em.

Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, dược sĩ tư vấn, không tự ý dùng thuốc.  Các trường hợp nhiễm virus thì không cần dùng kháng sinh.  Một số bệnh trẻ em có thể tự khỏi mà không cần điều trị.

Cần có sự lựa chọn thuốc thích hợp và thận trọng.

Cách tính liều ở trẻ em

Cách tính dựa vào cân nặng là phổ biến nhất.

Tính toán liều theo tuổi áp dụng trong trường hợp cân nặng bị thay đổi hay không đo được cân nặng.

Tính theo diện tích bề mặt cơ thể: cần chính xác khi dùng các thuốc trị ung thư, các thuốc có khoảng trị liệu hẹp.

Lựa chọn thuốc

Các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn lưu ý những tác dụng phụ dễ gây độc hại cho trẻ:

Chloramphenicol độc tính cao, chỉ dùng trong những trường hợp riêng biệt.. Những thuốc gây co mạch có thành phần naphzolin, ephedrine gây vã mồ hôi, tím tái.

Trẻ dưới 2 tuổi:  không dùng thuốc tiêu chảy có thành phần là loperamid, thuốc chống nôn: metoclopramide, thuốc gây co mạch: ephedrine,phenylpropanolamine…

Trẻ em dưới 5 tuổi: thuốc dạng viên có thể khó nuốt, nên uống chế phẩm có hương vị dễ chịu, chế phẩm dạng lỏng.

Tetracyclin gây vàng răng, phá hủy men răng. Aspirin gây hội chứng Reye, không nên dùng cho trẻ dưới 16 tuổi. Thuốc chứa thành phần codein không được dùng trong điều trị ho, cảm lạnh ở trẻ dưới 12 tuổi, thậm chí thanh thiếu niên từ 12 đến 18 tuổi có vấn đề về hô hấp cũng không nên uống. Corticoid gây tác dụng phụ chậm lớn, tăng áp lực nội sọ não xảy ra khi dùng thuốc (acid nalidixic, vitamin A, vitamin D), biến dạng sụn khớp (fluoroquinolon)…

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop