Khi tư vấn những bệnh hoặc dùng thuốc tại nhà thuốc, người Dược sĩ cần phải lưu ý những gì để quá trình tư vấn dùng thuốc cũng như tư vấn bệnh đem lại hiệu quả cao nhất?
Một số lưu ý khi tư vấn dùng thuốc và tư vấn bệnh từ Dược sĩ Sài Gòn
Bài viết này Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ chia sẻ một số lưu ý khi tư vấn dùng thuốc và tư vấn bệnh tại nhà thuốc, quầy thuốc!
Tư vấn dùng thuốc cần sử dụng những từ dễ hiểu
Khi tư vấn dùng thuốc ở nhà thuốc dược sĩ cần sử dụng những từ dễ hiểu
Ví dụ tư vấn dùng thuốc:
- Thứ nhất: Đối với thuốc dạng sủi cần tư vấn bệnh nhân bỏ viên thuốc vào nước cho tan hết rồi uống để an toàn. Thay vì nói thuốc có dạng bào chế là viên sủi chứa natribicarbonate làm loét niêm mạc thực quản...
- Thứ 2: Đối với viên thuốc có chứa chữ SR như Voltaren, hay MR Diamicron MR thì tư vấn bệnh nhân uống nguyên viên, không được bẻ ra để tránh mất tác dụng thuốc. Thay vì dùng từ chuyên môn như sáng SR là viên phóng thích chậm, phóng thích hoạt chất từ từ. Viên MR có tác dụng kéo dài...
- Thứ 3: Đối với thuốc điều trị viêm loét dạ dày tư vấn bệnh nhân dùng trước ăn 30p để có hiệu quả. Tuyệt đối đừng giải thích về quá tình tiết acid này nọ.
Ba ví dụ phía trên là những trường hợp điển hình nhất. Khi khách hàng không hiểu về từ ngữ chuyên ngành họ có thể hỏi tiếp để hoặc là không hiểu mình đang nói gì.
Tư vấn dùng thuốc cần hỏi rõ tình trạng của bệnh nhân
Khi tư vấn dùng thuốc ở nhà thuốc bất kể với bệnh nhân hay người đi mua dùm thuốc, dược sĩ cần phải hỏi rõ tình trạng của người có nhu cầu sử dụng thuốc.
Đối với người đi mua thuốc cho người bệnh hoặc người nhà: Trong trường này dược sĩ cần hỏi thật kĩ người đi mua thuốc về tình trạng của người có nhu cầu sử dụng thuốc đang có triệu chứng gì và thêm nữa đối tượng đó là nữ hay nam, có thai hoặc cho con bú không?
Có rất nhiều dược sĩ gặp phải tình trạng cắt thuốc xong, người mua hỏi “thuốc này có thai uống được không?” hay “sử dụng thuốc này cho con bú uống được không?”. Vậy là dược sĩ lại phải đổi thuốc khác phù hợp hơn, điều này tạo cảm giác khó chịu và ức chế cho chính dược sĩ lẫn người đi mua thuốc.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Dược sĩ nhà thuốc uy tín
Tư vấn bệnh tránh tránh những từ ngữ quá chuyên môn
Khi tư vấn bệnh, dược sĩ cũng cần tránh dùng những từ ngữ quá chuyên môn. Ví dụ trong các trường hợp điều trị các bệnh như viêm dạ dày, hay viêm khớp:
Đối với viêm dạ dày, dược sĩ cần tư vấn bệnh nhân dùng thuốc và kiêng cử đồ ăn chua cay. Trong trường hợp này dược sĩ chỉ cần tư vấn bệnh nhân kiêng cử đồ chua cay, mà không cần tư vấn ăn đồ chua cay tiết Acid dạ dày gây loét,... bởi bệnh nhân nhiều người sẽ không hiểu Acid dạ dày là gì.
Đối với viêm khớp dược sĩ cần tư vấn bệnh nhân không leo trèo cầu thang hoặc vác nặng, gia tăng áp lực lên khớp, tránh vận động nhiều. Nếu bệnh nhân hỏi lý do thì dược sĩ cũng cần tư vấn bệnh nhân đã lớn tuổi khớp yếu, không còn độ dẻo dai như lúc trẻ nên vận động nhiều gây đau. Tuyệt đối không tư vấn sụn khớp hư tổn, chất nhờn không tiết ra nhiều, khớp ma sát gây đau này nọ. Nhiều từ chuyên môn quá lại khiến mất thời gian giải thích và đôi lúc bệnh nhân không hiểu sẽ chỉ khiến tăng thêm ức chế cho chính người dược sĩ đang tư vấn.
Ngoài ra, dược sĩ tư vấn điều trị bệnh cũng cần kết hợp với tư vấn cải thiện bệnh. Ví dụ nếu giãn tĩnh mạch không nghỉ ngơi, mang vớ, hoặc xoa bóp tĩnh mạch thì uống thuốc cũng vô dụng.
Giảng viên hiện đang giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh cho biết khi tư vấn những bệnh hoặc tư vấn dùng thuốc ở nhà thuốc, dược sĩ cần sử dụng những từ dễ hiểu, tránh những từ ngữ quá chuyên môn dẫn đến bệnh nhân không hiểu. Bởi trong quá trình dùng thuốc nếu không tư vấn bệnh nhân dùng đúng thì sẽ không mang lại hiệu quả điều trị như mong muốn.
Hi vọng qua bài viết từ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, các dược sĩ có được những kiến thức hữu ích trong việc tư vấn dùng thuốc và tư vấn bệnh cho người bệnh.