Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ được khuyên cáo nên hạn chế sử dụng thuốc, vậy trong những trường hợp bắt buộc sử dụng dụng thuốc để điều trị bệnh phụ nữ mang thai cần lưu ý gì?
Cần thận trọng khi dùng thuốc ở phụ nữ có thai
Trong thai kỳ, khi bị bệnh, các mẹ bầu thường được khuyên sử dụng các phương pháp không dùng thuốc thay cho các biện pháp điều trị bằng thuốc giống như trước khi mang thai. Vì có một số loại thuốc an toàn cho thai kỳ nhưng cũng có những sản phẩm chứa thành phần có thể gây tổn hại cho thai nhi.
Dưới đây sẽ là các chia sẻ từ Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn về vấn đề sử dụng thuốc ở các mẹ bầu
Các loại thuốc giảm đau an toàn
Khi bạn đau nhứt đầu hay cơ, bạn có thể chườm lạnh và nghỉ ngơi để có thể giúp giảm đau trong thời gian mang thai. Nhưng nếu việc áp dụng phương pháp không dùng thuốc không giúp bạn giảm được triệu chứng khó chịu, bác sĩ có thể khuyên bạn dùng acetaminophen.
Khi sử dụng thuốc này theo chỉ dẫn, mẹ bầu và em bé sẽ có thể an toàn. Tuy nhiên, bạn không nên dùng aspirin và thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen và naproxen. Vì theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng uống các loại thuốc này trong giai đoạn đầu của thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai và dị tật bẩm sinh.
Các loại thuốc tiêu hóa an toàn
Phụ nữ mang thai thường gặp một số vấn đề như: Đau bụng, ợ nóng, táo bón và bệnh trĩ. Có một số giải pháp giúp bạn ngăn ngừa những vấn đề này. Ví dụ như để ngăn ngừa ợ nóng, bạn không nên ăn nhiều, đặc biệt là vào buổi tối. Thay vào đó, hãy chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa. Bạn cũng nên hạn chế các loại thực phẩm chiên hoặc cay vì nó thường gây kích ứng dạ dày. Nếu các triệu chứng vẫn còn, bác sĩ có thể kê đơn một loại kháng axit an toàn, ví dụ như canxi carbonate. Nếu cần thêm sự trợ giúp, bác sĩ có thể cho mẹ bầu sử dụng thuốc sucralfate để bảo vệ lớp lót dạ dày.
Để phòng ngừa táo bón và trĩ, bạn nên uống nhiều nước và ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ. Tập thể dục với các động tác nhẹ nhàng theo sự hướng dẫn của bác sĩ cũng có thể giúp điều trị táo bón. Nhưng nếu sau khi áp dụng những phương pháp không dùng thuốc vẫn không cải thiện được triệu chứng, bạn có thể sử dụng một loại thuốc nhuận tràng nhiều chất xơ như Metamucil hoặc Fiberall sẽ được chỉ định. Tuy nhiên, bạn nên tránh thuốc nhuận tràng kích thích. Khi điều trị bệnh trĩ, sử dụng các sản phẩm có chứa glycerine nhưng tránh các loại thuốc có chứa hydrocortisone bởi loại thuốc này vẫn chưa được chứng minh là an toàn với bà bầu.
Các loại thuốc trị cảm lạnh và dị ứng
Rất ít phụ nữ mang thai trải qua 9 tháng mà không gặp các triệu chứng cảm lạnh hoặc dị ứng. Để điều trị, cách tốt nhất là bạn nên thực hiện các biện pháp không dùng đến thuốc như nghỉ ngơi, uống nhiều nước, đặc biệt là những loại nước ấm. Mặc dù cảm lạnh có thể khiến mẹ bầu khó chịu nhưng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến việc mang thai. Đôi khi bệnh cúm có thể nghiêm trọng hơn ở phụ nữ có thai và dẫn đến viêm phổi. Tiêm ngừa bệnh cúm an toàn cho cả bạn và bé. Do đó, bạn nên tiêm vắc xin này trước khi mang thai. Tuy nhiên, nếu chưa tiêm mà bạn đã có thai, bạn có thể tiêm vắc xin này ở tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba.
Nếu các triệu chứng cảm lạnh hoặc dị ứng ảnh hưởng đến việc ăn hoặc ngủ, bác sĩ có thể đề nghị bạn dùng thuốc, đặc biệt nếu bạn đã qua ba tháng đầu. Nhiều bác sĩ tin rằng thuốc chống histamine chlorpheniramine là lựa chọn an toàn vì không ít mẹ bầu sử dụng thuốc này từ nhiều năm nay và trẻ sinh ra không bị dị tật bẩm sinh.
Để giảm ho, các bác sĩ thường khuyên dùng thuốc dextromethorphan (thuốc làm giảm cảm giác muốn ho). Tuy nhiên, bạn nên tránh các sản phẩm có chứa iốt và những sản phẩm chứa nhiều cồn bởi nó có thể gây ra các vấn đề về tuyến giáp đe dọa thai nhi.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Dược sĩ chuyên nghiệp
Thuốc theo toa
Theo các giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, nếu bác sĩ kê toa thuốc cho bạn trong thời gian mang thai, mẹ bầu có thể yên tâm rằng thuốc có thể gây ra ít rủi ro hơn so với những ảnh hưởng của một căn bệnh không được điều trị. Trên thực tế, thuốc kháng sinh như penicillin thường được kê toa trong thời gian mang thai để điều trị nhiều bệnh nhiễm khuẩn. Đa số các loại thuốc này đều an toàn cho mẹ và bé nhưng vẫn có rất nhiều ngoại lệ.
Thuốc kháng sinh erythromycin estolate có thể ảnh hưởng đến chức năng gan của phụ nữ mang thai. Một nhóm thuốc mới gọi là fluoroquinolones có thể gây hại cho xương và sụn đang phát triển của bé. Tetracycline và một số kháng sinh thông thường khác cũng không được dùng trong thai kỳ.
Cao huyết áp có thể điều trị bằng methyldopa nhưng không nên dùng một nhóm thuốc ức chế chứa ACE. Các thuốc này có thể làm hỏng thận thai nhi. Do đó, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Thực tế, tốt nhất là phụ nữ mang thai nên tránh sử dụng thuốc trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Trong ba tháng thứ nhất thai kỳ, các cơ quan của bào thai chưa có hình dạng đầy đủ và đang phát triển nhanh chóng, do đó việc sử dụng thuốc dễ khiến trẻ dễ bị tổn thương.
Trên đây là những thông tin chia sẻ từ Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn về những lưu ý khi dùng thuốc ở mẹ bầu. Tuy nhiên, những thông tin trên chỉ mang tính tham khảo, không được dùng để thay thế cho chỉ định của bác sĩ.
Trong trường hợp bắt buộc phải dùng thuốc để điều trị, bạn nên đến bác sĩ khám để kê thuốc và tư vấn đầy đủ. Bác sĩ sẽ biết cách cân nhắc giữa lợi ích sức khỏe của mẹ và mức ảnh hưởng đến bào thai nhằm tối ưu hóa điều trị và giảm yếu tố nguy cơ.