Dược sĩ Sài Gòn khuyến cáo tránh sử dụng chung Dextromethorphan và Acetylcystein

Dược sĩ Sài Gòn khuyến cáo tránh sử dụng chung Dextromethorphan và AcetylcysteinDextromethorphan và Acetylcystein là các thuốc phổ biến để điều trị triệu chứng khi cảm cúm. Tuy nhiên, việc uống kết hợp 2 thuốc này sẽ khiến chúng đối kháng tác dụng

Dextromethorphan và Acetylcystein là các thuốc phổ biến để điều trị triệu chứng khi cảm cúm. Tuy nhiên, việc uống kết hợp 2 thuốc này sẽ khiến chúng đối kháng tác dụng

Dược sĩ Sài Gòn khuyến cáo tránh sử dụng chung Dextromethorphan và Acetylcystein

Dược sĩ Sài Gòn khuyến cáo tránh sử dụng chung Dextromethorphan và Acetylcystein

Cảm cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do các virus cúm gây ra. Bệnh thường bắt đầu đột ngột và kéo dài 7 đến 10 ngày. Hầu hết mọi người sau thời gian mắc bệnh có thể bình phục hoàn toàn. Tuy nhiên đối với người già, trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch yếu, cúm có thể chuyển biến nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong do các biến chứng.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BẠN BỊ CẢM CÚM?

Theo các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, triệu chứng bệnh cảm cúm thường xuất hiện ra đột ngột và bắt đầu 24 đến 48 giờ sau khi tiếp xúc với virus cúm. Các triệu chứng nặng thường kéo dài 3 đến 5 ngày. Chúng bao gồm:

  • Sốt cao (40°C); ớn lạnh;
  • Ho; hắt hơi; sổ mũi; đau họng;
  • Đau cơ; đau đầu; cảm thấy yếu hoặc mệt mỏi (có thể kéo dài đến 6 tuần)H
  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng;
  • Dạ dày khó chịu (xảy ra ở trẻ em nhiều hơn người lớn);

Khi bạn bị cảm cúm có thể bị ho nhiều đờm, nên thường được chỉ định uống Acetylcysteine - một thuốc thông dụng và được sử dụng phổ biến giúp đờm loãng ra để bệnh nhân dễ khạc dẫn đến phản xạ ho cũng tăng lên. Nhưng do nhiều bệnh nhân không biết rõ cơ chế tác dụng của thuốc nên khi ho nhiều lại đi mua thêm thuốc giảm ho về sử dụng khiến cho các thuốc này đối kháng tác dụng của nhau.

VÌ SAO KHÔNG NÊN DÙNG CHUNG DEXTROMETHORPHAN VÀ ACETYLCYSTEIN?

Giảng viên hiện đang giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ trả lời cụ thể câu hỏi “vì sao không nên dùng chung dextromethorphan và acetylcystein?”, cụ thể:

Thuốc Acetylcystein

Acetylcystein là một thuốc giúp điều trị ho – long đờm theo kiểu làm tan lớp đờm nhầy cho bệnh nhân dễ khạc đờm ra ngoài. Sau khi được hấp thu, Acetylcysteine làm giảm độ quánh của đờm ở phổi bằng cách tham gia vào phản ứng sulfhydryl-disulfid, tác động lên giai đoạn gel của niêm dịch bằng cách tách đôi cầu nối disulfua trong mucoprotein và tạo thuận lợi để tống đờm ra ngoài bằng cách ho. Nhờ những tác dụng trên, Acetylcysteine được dùng làm thuốc tiêu chất nhầy trong bệnh nhầy nhớt (xơ nang tuyến tụy), bệnh lý hô hấp có đờm nhầy quánh như trong bệnh viêm phế quản cấp và mạn, giúp làm sạch thường quy trong mở khí quản.

Khi dùng Acetylcysteine, bệnh nhân sẽ ho nhiều hơn – đây là một phản xạ bảo vệ của cơ thể nhằm giúp tống đờm đã bị loãng ra khỏi đường hô hấp. Nếu không ho hoặc tần suất ho giảm đi thì đờm loãng sẽ bị ứ đọng trong phế quản, gây cản trở hô hấp, nếu tình trạng nặng phải can thiệp bằng cách hút đờm ra. Tuy nhiên, khi triệu chứng ho quá nhiều, người bệnh có thể rất lo lắng nhầm tưởng rằng bệnh đang nặng thêm nên mua thêm thuốc giảm ho để sử dụng.

Thuốc Dextromethorphan

Dextromethorphan có tác dụng giảm ho bằng cách tác dụng lên trung tâm ho ở hành não. Dextromethorphan là thuốc có tác dụng tạm thời giúp giảm ho không có đờm do viêm đường hô hấp (viêm xoang, cảm lạnh). Thuốc này không được dùng để điều trị những cơn ho dai dẳng do hút thuốc hoặc do những vấn đề hô hấp kéo dài (ví dụ như: viêm phế quản mãn tính, khí phế thũng) nếu không được chỉ định bởi bác sĩ. Dextromethorphan là thuốc làm giảm cảm giác muốn ho. Nhưng thuốc này không dùng để chữa trị hay rút ngắn thời gian bị cảm và có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng.

Đối kháng tác dụng của Dextromethorphan và Acetylcystein

Khi sử dụng hai thuốc Dextromethorphan và Acetylcystein cùng lúc, đờm bị Acetylcysteine làm loãng ra và đang cần được tống ra ngoài bị đọng lại trong các phế nang do Dextromethorphan kìm hãm phản xạ ho, gây ảnh hưởng đến hô hấp và triệu chứng ho sẽ càng nặng hơn. Hai thuốc này có thể gây hậu quả nghiêm trọng hơn khi sử dụng ở trẻ nhỏ vì chúng còn chưa biết cách khạc đờm, khiến cho đờm bị tắc nghẽn trong phế quản, có thể gây nhiễm khuẩn nặng hơn.

Dược sĩ Sài Gòn khuyến cáo tránh sử dụng chung Dextromethorphan và Acetylcystein

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Dược sĩ uy tín chuyên nghiệp

Như vậy thì khi bệnh nhân mua thuốc khi bị ho có đờm, nếu bệnh nhân có mua Acetylcysteine thì dược sĩ nhà thuốc nên tư vấn cho bệnh nhân cơ chế tống đàm của thuốc nhằm giúp bệnh nhân tránh hoang mang, lo lắng mà sử dụng thêm thuốc giảm ho khác gây tương tác không những khiến Acetylcysteine mất tác dụng mà còn có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp.

Qua bài viết trên đay, chúng tôi nhóm Dược sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn muốn cung cấp đến quý bạn đọc về sự tương tác của việc sử dụng thuốc loãng đàm Acetylcystein và thuốc giảm ho Dextromethorphan. Tuy nhiên, những thông tin trên chỉ mang tính tham khảo không được dùng thay thế cho chỉ định của bác sĩ. Do đó, trong quá trình dùng thuốc nếu bạn có gặp bất cứ vấn đề bất thường gì bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn kỹ hơn về chế độ điều trị. Tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về chế độ dùng thuốc, ăn uống cũng như sinh hoạt phù hợp cho bản thân khi bị nhiễm bệnh để tránh những biến chứng không may làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của bạn.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop