Ngành Y Dược trong sự phát triển của xã hội

Ngành Y Dược trong sự phát triển của xã hộiTrong xã hội, ngành Y Dược có vai trò, vị trí và ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của đất nước, đòi hỏi phải có “đạo đức nghề nghiệp”, lương tâm, trách nhiệm.

Trong xã hội, ngành Y Dược có vai trò, vị trí và ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của đất nước, đòi hỏi phải có “đạo đức nghề nghiệp”, lương tâm, trách nhiệm.

Vai trò quan trọng của ngành Y Dược

Vai trò quan trọng của ngành Y Dược

Vai trò quan trọng của nghề Y Dược

Nghề y là một nghề đặc thù, cao quý, liên quan trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của con người nên mỗi cán bộ, nhân viên y tế phải có cách tiếp cận, đòi hỏi những kỹ năng, phản xạ, được gọi là đạo đức nghề nghiệp cao hơn những nghề khác, mà xã hội gọi là y đức.

Trên thế giới, nói đến ông tổ ngành Y phải nhắc đến Hippocrates, một danh y thời Hy Lạp cổ đại, người sống cách chúng ta gần 2.500 năm, nhưng những tư tưởng, kiến thức của ông đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Đặc biệt, ông đã dạy người làm ngành Y phải có y đức, mà những lời dạy ấy, sau này những người nối nghiệp ông đã viết nên một lời thề nghề nghiệp mà tất cả những bác sĩ khi tốt nghiệp tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đều phải tuyên thệ, đó là “Lời thề Hippocrates”. Trong lời thề này có đoạn: “Nếu tôi giữ trọn lời thề, người đời sẽ quý mến; nếu tôi thất hứa, tôi sẽ mang mối ô danh và cam chịu sự khinh bỉ của các bạn đồng nghiệp và của nhân dân”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong bức thư gửi cho cán bộ ngành Y tế ngày 27-2-1955 có nói: “Người bệnh phó thác tính mạng của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật, và giữ sức khỏe của đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy cán bộ cần phải thương yêu, phải săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. “Lương y phải như từ mẫu”, câu nói ấy rất đúng”. Thực hiện những lời dạy của Người đó chính là thực hiện y đức.

Có thể nói, trên thế giới có kỹ thuật hiện đại nào, có loại thuốc mới nào thì gần như trong thời gian rất ngắn, các thầy thuốc, bác sĩ của ta đều tiếp cận, ứng dụng và làm chủ được công nghệ đó. Một số kỹ thuật trong phẫu thuật bằng máy móc hiện đại, cấy ghép tạng, thụ tinh nhân tạo, nghiên cứu và sản xuất vắc xin y tế… có thành tựu vượt trội so với mặt bằng các nước có nền kinh tế ở trình độ tương tự. Đây là thành quả, đồng thời thể hiện sự quan tâm bền bỉ đến công tác y tế nói riêng cũng như sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân nói chung của Đảng và Nhà nước ta.

Nhưng cũng trong lúc thành tựu được khẳng định thì những ì xèo liên quan đến y đức của không ít cán bộ, nhân viên ngành Y tế lại cao hơn lúc nào khác. Vẫn còn ở đâu đó là những “con sâu bỏ rầu nồi canh”, là những hình ảnh “chưa đẹp”, nhũng nhiễu, hách dịch, gây bức xúc cho bệnh nhân và cho chính những người thầy thuốc của một bộ phận cán bộ y tế. Thậm chí, tình trạng mất an ninh tại bệnh viện khi số bệnh nhân, người nhà bệnh nhân có hành vi tấn công các nhân viên y tế cũng đã đến hồi báo động. Những điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng phục vụ người bệnh và sự phát triển bền vững của ngành Y tế nói chung.

Nghề y mang những đòi hỏi, trách nhiệm rất đặc thù. Thi đầu vào đại học khó, thời gian học rất dài và người thầy thuốc phải không ngừng tự trau dồi trong suốt cuộc đời nếu muốn vượt lên chính mình. Ngoài những kiến thức y học mới liên tục được cập nhật, họ còn phải đối diện trực tiếp với nỗi đau và những trạng thái mẫn cảm nhất của con người, nên người thầy thuốc phải biết tinh tế trong ứng xử và biết đồng cảm trong tâm hồn. Để có được sự phấn đấu liên tục đó, người thầy thuốc phải yêu nghề một cách vô điều kiện. Người ta sẽ không thể trở thành một thầy thuốc đúng nghĩa, nếu làm việc theo phản xạ “có điều kiện” hoặc không toàn tâm mà bị chi phối bởi mục tiêu.

Nếu người thầy thuốc vi phạm y đạo, tức kỹ năng chuyên môn, thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần xử lý nghiêm khắc. Còn khi một người thầy thuốc vi phạm y đức thì trước hết họ phải được xử lý trong hội nghề nghiệp của mình. Tự quản là một hình thức rất hữu hiệu để giữ gìn y đức trong ngành Y tế. Những việc hành nghề quá quyền hạn, quảng cáo sai sự thật, bán thuốc giả, bác sĩ vừa khám bệnh vừa bán thuốc, dược sĩ bán thuốc không cần đơn,… phải được ngăn chặn kịp thời.

Đạo đức nghề nghiệp của nghề Y Dược

Đúng là nền kinh tế thị trường đặt ra những đòi hỏi mới về sự đãi ngộ với cán bộ y tế. Bây giờ, không thể đòi hỏi các y, bác sĩ sống như thời bao cấp - được làm việc và cống hiến đã là một hạnh phúc. Đòi hỏi sự cống hiến vô điều kiện trong thời đại ngày nay là phi thực tiễn. Vì thế các chính sách vĩ mô, cũng như cơ chế đãi ngộ của xã hội đối với nghề nghiệp đặc biệt này sẽ còn phải hoàn thiện. Nhưng trên hết, để giữ gìn y đức và nuôi dưỡng y đức thì tinh thần cống hiến vẫn là đòi hỏi đầu tiên.

Luôn giữ cho mình một trái tim trong sáng

Luôn giữ cho mình một trái tim trong sáng

Ngày 27-2-2018 đánh dấu kỷ niệm 63 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam. Đây là dịp để đội ngũ cán bộ làm công tác y tế nhận thức sâu sắc và khắc cốt ghi tâm lời dạy ân tình, sâu sắc, thiết thực của Bác Hồ kính yêu về nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện và trau dồi y đức, bồi đắp lòng nhân ái, lương tâm, trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất cao đẹp của những người thầy thuốc, xứng đáng với hình ảnh: “Lương y phải như từ mẫu”.

Em đã tìm hiểu rất nhiều trường và sau đó em chọn Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn. Sau khi vào học em thấy thầy cô rất nhiệt tình và các bạn thì thân thiệt. Nhà trường rất hay tổ chức các hoạt động tình nguyện hay chương trình bổ ích cho chúng em. Các thầy cô giảng dậy rất nhiệt tình, có chỗ nào không hiểu là thầy cô sẽ giảng giải lại. Rất hay quan tâm đến học sinh. Thầy cô thì luôn tạo cho học sinh cảm giác thoải mái nhất khi đi học không quá gò bó hay khắt khe với chúng em. Luôn tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em khi đi học. Luôn luôn ủng hộ và giúp đỡ chúng em khi chúng em cần. Đây là ngôi trường tốt để chúng em học tập và trau dồi kiến thức.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop