Nghệ đen là vị thuốc quý bổ khí huyết trong y học cổ truyền

Nghệ đen là vị thuốc quý bổ khí huyết trong y học cổ truyềnTheo y học cổ truyền, nghệ đen có vị đắng, tính ôn, vào kinh can và tỳ. Đây còn được xem là vị thuốc quý bổ khí huyết cũng như nhiều tác dụng điều trị khác.

Theo y học cổ truyền, nghệ đen có vị đắng, tính ôn, vào kinh can và tỳ. Đây còn được xem là vị thuốc quý bổ khí huyết cũng như nhiều tác dụng điều trị khác.

Nghệ đen là vị thuốc quý bổ khí huyết trong y học cổ truyền

Nghệ đen được sử dụng thường xuyên trong các bài thuốc y học cổ truyền

Nghệ đen hiện còn có các tên gọi khác như nghệ xanh, nghệ tím, bồng nga truật,... là thân rễ khô cây nghệ đen (Curcuma aeruginosa Rosc.), họ gừng (Zingiberaceae) hay của cây nga truật (Curcuma zedoaria (Berg.) Roscoe.). Trong nghệ đen chứa nhiều tinh dầu, chất nhựa và chất nhày.

Theo các y sĩ y học cổ truyền Sài Gòn, nghệ đen có vị đắng, tính ôn, vào kinh can và tỳ. Tác dụng hành khí giảm đau, hoạt huyết phá ứ. Nghệ đen được ứng dụng trong nhiều bài thuốc trị các chứng bụng đau, tiêu thực hosa tích, kinh bế, trưng hà tích tụ, chấn thương bầm dập. Liều dùng: 6 - 12g.

Nghệ đen dùng làm thuốc như thế nào trong YHCT?

Hiện nay, nghệ đen được ứng dụng rất nhiều trong việc điều trị các bệnh thường gặp cũng như các bệnh hiếm gặp. Tùy vào từng trường hợp mà các thầy thuốc, y sĩ y học cổ truyền sử dụng các bài thuốc khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số trường hợp cụ thể như sau:

Tác dụng hành khí giảm đau từ nghệ đen

Bài 1: Nga truật 5g, một dược 5g, tam lăng 5g, nhũ hương 5g, kim linh tử 15g. Sắc uống. Bài thuốc có tác dụng trị đau vùng hạ sườn.

Bài 2: Quy vĩ 16g, sinh địa 12g, ô dược 8g, đào nhân 8g, bột nga truật 5g, bột điền thất 5g, thổ miết 4g, tam lăng 4g, cốt toái bổ 4g, tục đoạn 4g, hồng hoa 4g, uy linh tiên 4g, xích thược 4g, trạch lan 4g. Bột điền thất và bột nga truật để riêng; ắc dược liệu mỗi ngày 1 thang, uống với bột nga truật hoặc rượu loãng, điền thất, uống thay phiên nhau. Bài thuốc có tác dụng trị chấn thương gãy xương.

Tác dụng phá ứ, thông kinh từ vị thuốc quý nghệ đen

Bài 1: Nghệ đen 15g, ích mẫu 15g. Đem sắc uống. Bài thuốc có tác dụng trị chứng huyết ứ, kinh nguyệt không thông, đau bụng trước kỳ kinh, bế kinh. Lưu ý, uống trước kỳ kinh 5 -7 ngày.

Bài 2: Bột nga truật 8g, xuyên khung 6g, bạch thược 12g, thục địa 12g, bạch chỉ 12g. Tất cả các vị đem sấy khô, nghiền thành bột. Mỗi lần dùng 12g, ngày uống 3 lần, chiêu bằng nước muối loãng. Tác dụng điều trị các chứng đau bụng khí hư, tắc kinh.

Nghệ đen là vị thuốc quý bổ khí huyết trong y học cổ truyền

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Đông y học ngoài giờ hành chính

Tác dụng tiêu thực hoá tích trong YHCT từ vị thuốc nghệ đen

Bài 1: Nga truật nghiền thành bột, trộn với mật ong có tác dụng chữa đau dạ dày.

Bài 2: Hoàn nga truật: nga truật 6g, hạt củ cải 6g, tam lăng 6g, hồ tiêu 6g, hương phụ 8g, thanh bì 8g, chỉ xác 8g, trần bì 12g, hồ hoàng liên 4g, lô hội 4g, sa nhân 4g. Tất cả các dược liệu đem nghiền thành bột mịn, làm hoàn hồ. Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 4-12g chiêu với rượu đun ấm. Các giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền Sài Gòn nói rằng bài thuốc hiệu quả trong điều trị trẻ em uống sữa không tiêu, bụng đầy trướng. Tuy nhiên cần nhớ trong quá trình sử dụng thuốc không nên ăn ăn thức ăn lạnh sống.

YHCT sử dụng nghệ đen trong các món ăn bài thuốc

- Tim lợn hầm nghệ đen: Nghệ đen 25g, tim lợn nửa quả. Đem làm sạch thái lát cả hai, hầm chín, thêm gia vị, rồi ăn. Liên tục sử dụng 1 đợt từ 5 - 7 ngày có tác dụng rất tốt cho người bụng trướng đầy, ăn không tiêu.

- Rượu xào nghệ đen: Nghệ đen 15g dùng rượu nấu gạn lấy nước uống. Món ăn bài thuốc tốt cho người hen suyễn khó thở gấp.

- Nước sữa nghệ đen: Nghệ đen tán mịn 4g, sữa tươi 50ml thêm chút muối đun sôi uống. Món ăn bài thuốc dùng cho trẻ sơ sinh bị nôn trớ khi uống sữa lạnh hoặc bú sữa mẹ.

Mặc dù nghệ đen mang những tác dụng có lợi đối với sức khỏe, là vị thuốc quý trong YHCT, được các sinh viên Đại học, học viên Trung cấp Y học cổ truyền tích cực ôn luyện trong mỗi kỳ thi nhưng cần lưu ý người thể hư không tích trệ và phụ nữ có thai không được dùng. Để đảm bảo an toàn, bạn nên báo với thầy thuốc chuyên y học cổ truyền để có lời khuyên hữu ích nhất.

 

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop