Uất kim hoạt huyết là vị thuốc hay trong các bài thuốc y học cổ truyền, được dùng để điều trị các chứng sườn đau, đau kinh, thổ huyết, thấp nhiệt hoàng đản...
Uất kim hay còn biết đến với cái tên gọi là củ nghệ có nhiều công dụng chữa bệnh
Sơ lược về vị thuốc uất kim hoạt huyết
Uất kim còn được biết đến là củ nghệ, là phần rễ phình ra thành củ của cây khương hoàng (Curcuma aromatica Salisb.) hoặc cây nghệ. Trong y học cổ truyền, thân củ được gọi là khương hoàng, củ con được gọi là uất kim. Đây không chỉ là gia vị quen thuộc trong các món ăn nhằm tăng hương vị, màu sắc, khử tanh,... mà còn có tác dụng kháng viêm, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và ngăn ngừa ung thư; tác dụng khử khuẩn và mau lành vết thương; lưu thông và lọc máu; chống lại các vi khuẩn sống ký sinh trong ruột và giảm cân trong y học hiện đại.
Đối với y dược học cổ truyền, uất kim còn được dùng làm thuốc do chứa coumarin, tinh dầu thuộc nhóm carbonhydrat, chất vô cơ, monoterpen, caroten,... Các y sĩ y học cổ truyền Sài Gòn cho biết, uất kim vị cay hơi ngọt, tính hàn; vào các kinh tâm, phế, can. Tác dụng hành khí giải uất, lợi đởm thoái hoàng, hoạt huyết chỉ thống, thanh nhiệt lương huyết. Điều trị các chứng sườn đau, trưng hà tích tụ, đau kinh, kinh nguyệt không đều; nục huyết, niệu huyết, chảy máu cam; trị thấp nhiệt hoàng đản... Dùng sống hoặc sắc lấy nước. Hằng ngày dùng 6 - 12g.
Cách dùng uất kim làm thuốc trong y học cổ truyền
Bài thuốc điều trị trừ ứ, giảm đau: đan sâm, bạch thược, hoàng tinh, uất kim, đương quy, đảng sâm, trạch tả, sơn dược, sinh địa, rễ cây chàm mỗi vị 12 - 20g; thần khúc, hoàng kỳ, sơn tra, tần giao, mỗi vị 12 - 16g; cam thảo 8 - 16g; tần giao, sơn tra, mỗi vị 12 - 16g; nhân trần 20 - 60g.
Tất cả đem nghiền chung thành bột mịn để làm hoàn, hoặc hòa nước hay sắc uống. Mỗi lần 8g, uống trước bữa ăn sáng và tối, chiêu bằng nước đun sôi còn ấm. Liệu trình uống 6 ngày nghỉ 1 ngày; mỗi đợt điều trị 6 - 8 tuần, nghỉ 1 tuần, sau đó uống tiếp.
Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền Sài Gòn chia sẻ, bài thuốc sử dụng trong các trường hợp bụng ngực đau nhức do huyết ứ khí trệ, nhất là khi do viêm gan trúng độc, xơ gan thời kỳ đầu, viêm gan cấp và mạn tính.
Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Y học cổ truyền uy tín
Bài thuốc giúp thông lợi gan, giải uất: Người bệnh sử dụng một trong những bài thuốc sau:
Bài 1: Kim tiền thảo 20g, hồ đào 20g, hải kim sa 20g, kê nội kim 16g, uất kim 12g. Sắc uống. Trị sỏi mật.
Bài 2: Tuyên uất thông kinh thang: uất kim, đương quy, sài hồ, đơn bì, bạch thược, hoàng cầm mỗi vị 12g; chi tử 8g, hương phụ 8g; bạch giới tử 6g. Sắc uống. Trị đau bụng trước khi hành kinh hoặc đau do can đởm uất kết, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, căng sữa.
Bài thuốc thanh tâm an thần: Uất kim 7 phần, phèn chua 3 phần. Tất cả nghiền bột mịn, thêm nước làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 - 8g, chiêu với nước đun sôi còn ấm hoặc với nước sắc xương bồ. Trị động kinh.
Uất kim hiện được đưa vào trong giáo trình giảng dạy tại các trường y dược, Trung cấp Y học cổ truyền với những kiến thức chuyên sâu. Tuy nhiên các học viên, sinh viên, thầy thuốc YHCT cần nhớ: Phụ nữ có thai, người âm hư không ứ trệ hạn chế dùng và uất kim kỵ đinh hương nên cần chú ý trong sử dụng là thuốc.