Bách bộ là vị thuốc quý trong y học cổ truyền với nhiều tác dụng dược lý quan trọng có lợi đối với sức khỏe. Tuy nhiên việc sử dụng như thế nào là tốt thì cần được hướng dẫn từ chuyên gia.
Cây bách bộ có nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời
Theo y học hiện đại, bách bộ có tên khoa học: Stemona tuberosa Lour..., được người dân gọi với cái tên khá như dây dẹt ác, củ ba mươi. Trong bạch hộ có chứa alcaloid nhóm stemonin, protid, glucid, lipid và nhiều acid hữu cơ (acid oxalic, acid malic, …) và một số chất khác.
Trong y học cổ truyền, bách bộ có vị ngọt, đắng, tính hơi ôn, vào kinh phế. Vị thuốc có tác dụng chữa ho, nhuận phổi, trừ sâu bọ, chấy rận, tẩy giun. Liều dùng: 8 - 20g và đặc biệt không dùng liều cao.
Bách bộ được biết đến từ xa xưa với tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Ngày nay, các thầy thuốc y học cổ truyền vẫn sử dụng bách bộ như một vị thuốc quý trong các bài thuốc. Vậy bách bộ được dùng trong các bài thuốc trị bệnh gì? Chúng ta cùng tìm hiểu thông qua chia sẻ của các giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền Sài Gòn
Bách bộ trị ho lao, viêm phế quản mạn, hen suyễn
Đây là một trong những tác dụng chính của bách bộ. Các thầy thuốc, y sĩ y học cổ truyền thường dùng các bài thuốc điều trị ho lao, viêm phế quản mạn, hen suyễn từ vị thuốc bách bộ như sau
Bài 1: Bách bộ tươi 1kg bỏ vỏ, bỏ lõi, giã nát, vắt lấy nước cốt, bỏ bã, thêm mật vào thắng để cô thành cao. Mỗi lần uống 1 muỗng, ngày uống 3 lần. Trong Nam dược thần hiệu, bài thuốc có tác dụng chữa chứng ho lâu năm.
Bài 2: Bách bộ 20g, ma hoàng 8g, rễ cây bông 3 cái, tỏi 1 củ. Tất cả đem sắc uống. Chữa viêm phế quản mạn tính sinh ho, hen suyễn.
Bài 3: Bách bộ 1kg, sa sâm 1kg sắc với 5 lít nước, bỏ bã, cô đặc thêm 1.000g mật ong, cô nhỏ lửa thành cao. Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 1 thìa canh. Chữa ho do lao phổi và ho do phổi nóng (phế nhiệt).
Bài 4: Bách bộ 16g, bạch tiền 12g, kinh giới 12g, cát cánh 12g. Sắc uống. Chữa cảm mạo gây ho, ngứa họng, có ít đờm.
Bài 5: Bách bộ 40g, mạch môn 40g, thiên môn 40g, tang bạch bì 20g, bạch mai 3 quả. Tất cả tán bột. Dùng 1 chén nước cốt gừng tươi hoà với mật ong làm viên bằng hạt nhãn. Mỗi lần ngậm 1 viên. Theo Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn, đây là bài thuốc được nhắc đến trong Nam dược thần hiệu với tác dụng chữa ho lâu năm, phiền nhiệt dần thành ho lao.
Bài 6: Bách bộ 16g, đan sâm 12g, hoàng cầm 12g, đào nhân 12g. Sắc uống. Ngày 1 thang, uống liền trong 2 - 3 tháng. Chữa lao phổi.
Bài thuốc tẩy giun kim có dùng bách bộ
Bài 1: Bách bộ, sử quân tử, binh lang, liều lượng bằng nhau. Các vị nghiền thành bột, hoà với dầu bôi chung quanh hậu môn.
Bài 2: Bách bộ 63g, sắc lấy nước, cô đặc còn 20ml, lấy nước đặc thụt rửa ruột vào buổi chiều. Làm liền 2 - 3 tối.
Bài 3: Bách bộ 20g, tử thảo 20g, vaselin 100g. Bách bộ và tử thảo nghiền thành bột mịn, trộn đều với vaselin. Mỗi tối bôi quanh hậu môn 1 lần.
Bài thuốc trị chấy rận, phát ban có dùng bách bộ
Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc trong YHCT như sau:
Bài 1: Bách bộ 200g, rượu trắng 1.000ml ngâm trong 24 giờ, lấy dung dịch rượu bôi vào chỗ bị chấy rận.
Bài 2: Bách bộ 20g, khổ sâm 12g, hùng hoàng 8g, bằng sa 8g. Đem sắc đặc, bôi rửa chỗ bị phát ban.
Bài 3: Bách bộ giã nát, xoa vào chỗ mẩn ngứa, muỗi đốt, viêm da, sâu bọ đốt.
Tác dụng diệt côn trùng từ bách bộ
Bài 1: Dung dịch 1/20 diệt bọ gậy.
Bài 2: nước sắc bách bộ, thêm ít đường mật để diệt ruồi.
Bài 3: Rắc bột bách bộ vào hố phân sẽ giết chết giòi bọ.
Có thể thất, bách bộ không chỉ dừng lại ở tác dụng điều trị bệnh mà còn là vị thuốc hữu ích trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên cần nhớ rằng, bách bộ dễ hại dạ dày, gây tiêu chảy nên người yếu dạ, hay đi lỏng không uống. Bện cạnh đó những người tỳ vị dương hư cũng không được dùng. Đặc biệt lưu ý, nếu dùng liều cao dễ ức chế trung tâm hô hấp, có thể gây tử vong. Giải độc bằng nước gừng và giấm.