Nguy cơ tử vong khi ăn khoai tây nảy mầm

Nguy cơ tử vong khi ăn khoai tây nảy mầmKhoai tây là thực phẩm được sử dụng thường xuyên trong các bữa ăn. Tuy nhiên sử dụng khoai tây mọc mầm có thể gây ngộ độc. Vậy tại sao nó lại có khả năng gây độc cho con người và cách phòng tránh như thế nào?

Khoai tây là thực phẩm được sử dụng thường xuyên trong các bữa ăn. Tuy nhiên sử dụng khoai tây mọc mầm có thể gây ngộ độc. Vậy tại sao nó lại có khả năng gây độc cho con người và cách phòng tránh như thế nào?

Nguy cơ tử vong khi ăn khoai tây nảy mầm

Ăn khoai tây nảy mầm có thể gây ngộ độc

Nguồn gốc, xuất sứ của Khoai tây

Theo các Dược sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Khoai tây là loại củ mọc dưới lòng đất từ rễ của một cây có tên khoa học là Solanum tuberosum. Đây là loài cây thuộc họ nightshade cùng với cây cà chua và thuốc lá. Chúng có nguồn gốc từ Nam Mỹ, khoai tây được đưa đến Châu Âu vào thế kỷ 16 và hiện có vô số giống khoai tây đang được trồng trên toàn thế giới.

Sử dụng khoai tây có lợi ích gì đối với cơ thể con người?

Khoai tây không chỉ là thực phẩm có hương vị thơm ngon, dễ ăn dễ chế biến mà còn rất giàu dinh dưỡng và mang lại lợi ích to lớn đối với sức khỏe.

Trong khoai tây có Vitamin B6 có tác dụng làm giảm homocysteine hóa học trong cơ thể ngăn ngừa thoái hóa. Bên cạnh đó, khoai tây còn có hàm lượng vitamin C, vitamin D cao đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng sức đề kháng, loại bỏ các vi rút cảm lạnh và cúm và có tác dụng tích cực tới quá trình hình thành xương và răng, quá trình tiêu hóa và tạo ra các tế bào máu. Ngoài cung cấp các loại vitamin khoai tây còn cung cấp thêm một số nguyên toos vi lượng cần thiết như Mg và sắt. Nguyên tố này có ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển bình thường của cơ thể, tham gia vào quá trình sản xuất ra các tế bào máu, nâng cao khả năng chống stress, chức năng miễn dịch và chuyển hóa protein trong cơ thể chúng ta, duy trì sự khỏe mạnh của hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, xương và cơ bắp. Khoai tây giúp chúng ta điều hòa nhịp tim và hệ thần kinh, ổn định đường huyết và tăng cường thị lực và hệ thống miễn dịch.

 

Khoai tây mọc mầm độc như thế nào?

Theo các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Theo kinh nghiệm dân gian, khi khoai tây nảy mầm thì không nên ăn. Vì khi khoai tây nảy mầm có chứa solanine, một loại glyco-alkaloid đắng và độc. Solanine có tính gây mê và trước đây được dùng để chữa chứng động kinh. Solanine được tạo thành từ alkaloid solanidine và carbohydrate (glyco-) mạch nhánh. Solanine có thể xuất hiện một cách tự nhiên trong bất cứ bộ phận nào của cây, bao gồm cả lá, quả và củ. Nó rất độc, thậm chí ở hàm lượng rất nhỏ. Solanine có cả tính diệt nấm và trừ sâu và nó là một trong những chất tự nhiên bảo vệ cây.

Khoai tây sản xuất solanine và chaconine, một chất glycoalkaloid cùng họ, một cách tự nhiên như cơ chế bảo vệ chống lại côn trùng và các tác nhân gây bệnh. Lá và thân cây khoai tây có hàm lượng glycoalkaloid tự nhiên cao. Khi khoai tây có màu xanh tức là hàm lượng solanine đạt mức có nguy cơ gây nguy hiểm. Vì vậy, không nên ăn những phần củ có màu xanh. Khi mức solanine tăng, nó cũng đồng thời tạo vị đắng cho khoai tây sau khi nấu chín.

Các triệu chứng ngộ độc khoai tây

Ngộ độc khoai tây có thể xảy ra nếu bạn ăn vỏ xanh trên củ hoặc các mầm khoai. Nếu ăn với lượng ít, solanine và alpha-chaconine trong khoai tây gây ra những vấn đề nhẹ ở đường tiêu hóa như đâu bụng, nôn mửa và tiêu chảy. Ngộ độc nặng hơn, các triệu chứng sẽ trầm trọng và đau hơn. Trường hợp bị ngộ độc nặng, sẽ thấy xuất hiện các biểu hiện như mê sảng, tê liệt, chậm chạp, đâu bụng, giảm khả năng nhìn của mắt và nôn…Các triệu chứng ngộ độc khoai tây có thể kéo dài 1-3 ngày. Có người phải nằm viện, thậm chí tử vong do ngộ độc khoai tây với hàm lượng lớn solanine trong cơ thể.

Cách xử lý khoai tây mọc mầm như thế nào?

Để loại bỏ các chất độc solanin cần gọt kỹ vỏ, chất này cũng có thể tan trong nước và khi ngâm nước có thể cho thêm vài hạt muối trước khi nấu vài giờ để loại bỏ chất độc. Trường hợp củ khoai mới nảy 1-2 mầm nhỏ nếu ta không bỏ cả củ thì ít nhất cũng phải bỏ hết mầm và khoét bỏ hết chân mầm, đồng thời gọt bỏ vỏ. Tuy nhiên cách tốt nhất vẫn là loại bỏ chúng đi mà không nên tiếc.

Nguy cơ tử vong khi ăn khoai tây nảy mầm

Làm thế nào để tránh ngộ độc khoai tây?

Theo sự hướng dẫn của các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn: Ngộ độc khoai tây có thể tránh được một cách dễ dàng bằng việc lưu trữ đúng cách, ăn sớm ngay sau khi đã mua, gọt vỏ và bỏ mầm xanh. Không nên ăn khoai tây đã mềm nhũn, cũ và mọc mầm. Khi mua khoai tây chúng ta nên chọn mua củ khoai màu vàng thì tốt hơn ngả sang trắng. Nên chọn khoai còn rắn, chắc tay, không có mầm khi mua tại chợ, siêu thị. Củ nào cầm lên thấy nặng, lành lặn, vỏ trơn nhẵn sẽ tươi ngon hơn.

Khoai tây mọc mầm nhờ sự ấm áp, độ ẩm và ánh sáng. Vì vậy, bạn không nên để khoai tây ở nơi có ánh sáng, nên cất khoai chưa rửa ở nơi mát, tối, khô ráo nếu chưa thể ăn ngay, đặc biệt không trữ khoai tây quá 12 ngày. Khi gọt vỏ khoai, nếu thấy vệt màu xanh thì nên khoét bỏ. Nên cho khoai tây vào thùng thoáng khí và không bị ẩm. Để hạn chế ngộ độc, trước khi bỏ khoai vào chế biến nên ngâm vào nước muối loãng vài giờ, khi nấu cho thêm ít giấm ăn để loại bỏ độc tố. Ngoài ra, khi nấu khoai tây cách tốt nhất để làm giảm các chất độc này là chiên ở nhiệt độ cao (170 độ C). Còn khi bạn vô tình ăn phải khoai tây chứa chất độc thì bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và tư vấn.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop