Thủy đậu là căn bệnh nguy hiểm chủ yếu lây qua đường hô hấp. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm khó lường. Vậy làm cách nào để phòng tránh bệnh thủy đậu cũng như điều trị bệnh thủy đậu đúng cách?
Biểu hiện của bệnh thủy đậu
Để tìm hiểu về vấn đề này, chúng ta cùng lắng nghe những chia sẻ từ các giảng viên của Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn.
Những nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu là gì?
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra. Virus này lây chủ yếu qua đường hô hấp (hoặc không khí),ví dụ như hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi hoặc chảy nước mũi. Ngoài ra, khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu, vius có thể lây từ bọng nước khi bị vỡ ra,hoặc lây từ vùng da bị tổn thương từ người bệnh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai khi bị nhiễm bệnh sẽ rất dễ lây cho con qua nhau thai.
Triệu chứng của bệnh thủy đậu là gì?
Theo Dược sĩ Đỗ Đức Quý – Giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết ở giai đoạn khởi phát, người bệnh có thể có biểu hiện sốt, đau đầu, đau nhức cơ, một số trường hợp nhất là trẻ em có thể không có triệu chứng báo trước.
Giai đoạn toàn phát sẽ xuất hiện những “nốt rạ” hay là những bọng nước trong. Những bọng nước này xuất hiện nhanh trong vòng 12 – 24 giờ. Nốt rạ có thể mọc khắp toàn thân hay mọc rải rác trên cơ thể, số lượng trung bình khoảng 100 – 500 nốt. Trong trường hợp bình thường những bọng nước này khô đi, trở thành vảy và tự khỏi hoàn toàn trong 4 – 5 ngày.
Bệnh này có nguy hiểm hay để lại biến chứng gì không?
Thông thường, bệnh lành tính. Nhưng bệnh cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan… Một số trường hợp nặng có thể gây suy hô hấp và tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời.
Viêm phổi do thủy đậu, biến chứng này ít khi xảy ra hơn, nhưng khi xảy ra thì rất nặng và rất khó trị.
Viêm não do thủy đậu cũng xảy ra, biến chứng này không hiếm, có các dấu hiệu như: trẻ bỗng vật vã, kích thích, kèm theo co giật, hôn mê. Những trường hợp này có thể mang di chứng thần kinh lâu dài: chậm phát triển, động kinh, điếc …
Người mẹ mắc bệnh thủy đậu khi đang mang thai có thể gây dị tật bẩm sinh
Một vấn đề nữa là khi bọng nước bị nhiễm trùng thì sẽ để lại sẹo, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ đặc biệt là ở các bé gái
Chế độ chăm sóc như thế nào cho người bị bệnh?
Vì bệnh lây lan qua đường hô hấp và tiếp xúc nên cần cách ly người bệnh tới khi khỏi hẳn. Dược sĩ Đặng Thị Dương – Giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cũng khuyên bệnh nhân nên bổ sung thêm vitamin C để tăng cường sức đề kháng. Mặc quần áo rộng, vải mềm, tránh cọ xát, làm vỡ các bọng nước. Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý 0.9%. Ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa và uống nhiều nước. Đặc biệt nếu người bệnh có biểu hiện li bì, co giật, hôn mê cần đưa đến các cơ sở y tế gần nhất
Người bị thủy đậu cần kiêng gió, nước vì cơ thể đang yếu, dễ bị virus xâm nhập. Tuy nhiên cần vệ sinh bằng nước ấm chứ không kiêng nước hoàn toàn
Có cách nào để phòng thủy đậu?
Tuy thủy đậu lành tính, chỉ mắc một lần trong đời, nhưng khi sức đề kháng yếu thì các virus bùng phát trở lại gây bệnh zona. Do đó để phòng bệnh có thể tiêm vacxin. Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi tới 12 tuổi, tiêm 2 liều,liều thứ 2 tiêm cách liều thứ nhất 6 tuần trở đi hoặc trong khoảng 4 – 6 tuổi để tăng hiệu quả phòng bệnh và giảm việc mắc bệnh thuỷ đậu trở lại. Đối với trẻ trên 13 tuổi, thanh niên và người lớn, tiêm 2 liều cách nhau tốt nhất là sau 6 tuần.
Nếu có thắc mắc gì và cần tư vấn thêm, các bạn có thể liên hệ với các thầy cô tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn.