Tình trạng són tiểu xảy ra làm cho người bệnh không kiểm soát được khi nào họ đi tiểu. Tình trạng này diễn ra lâu dài gây ra cảm giác ngại ngùng, xấu hổ và ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Són tiểu thường xảy ra ở phụ nữ
Nguyên nhân gây són tiểu là gì?
Són tiểu xảy ra khi có thai, khi ho, ách xì hoặc khi làm một động tác nào đó làm tăng sức ép lên bọng đái.
Són tiểu là triệu chứng của các bệnh lý liên quan tới nhiễm trùng đường tiểu, tổn thương của vùng chậu, xạ trị, hoặc gây ra do một số bệnh của hệ thần kinh hoặc các hệ thống khác của cơ thể.
Một số thức uống như rượu, cà phê, và một số thuốc cũng có thể là nguyên nhân hoặc góp phần gây ra són tiểu.
Trong trường hợp quá sợ hãi, cũng có thể xảy ra.
Các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chỉ ra rằng tình trạng són tiểu gặp ở nữ giới nhiều hơn so với nam giới vì đường tiểu của phụ nữ ngắn hơn. Đối với phụ nữ trẻ, nguyên nhân thường gặp do thiếu sự nâng đỡ của cổ bàng quang. Đối với phụ nữ lớn tuổi, nguyên nhân do bàng quang yếu hoặc hoạt động quá mức. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như:
Ở phụ nữ, lớp niêm mạc trong âm đạo bị mỏng và khô, nhất là sau khi tắt kinh nguyệt ở thời kỳ mãn kinh.
Ở đàn ông, sưng tuyến tiền liệt hoặc sau khi giải phẫu tuyến tiền liệt.
Suy thoái các cơ mông.
Tình trạng táo bón, tê liệt nằm tại chỗ, nhiễm trùng đường tiểu hay bệnh tiểu đường
Biểu hiện của chứng són tiểu là gì?
Són tiểu chia làm 3 loại:
- Són tiểu khi tăng áp lực trong ổ bụng
Tình trạng này xảy ra khi áp lực trong bụng dưới đột ngột tăng lên, ví dụ như khi ho, cười, khuân nặng hay tập thể thao. Nguyên nhân do các cơ khu bàn toại bị suy yếu, chủ yếu là do sinh đẻ hoặc sau khi giải phẫu phần bộ hạ.
Những cơn mắc tiểu cấp kì không kịp thời gian cho người bệnh đi tới nhà vệ sinh, xảy ra ở những người lớn tuổi. Đây có thể là triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng thận hoặc do bệnh tiểu đường.
- Són tiểu khi đầy bàng quang
Tình trạng người bệnh lúc nào cũng nhỏ giọt nước tiểu, gây ra do bàng quang bị đầy tràn. Người bệnh cảm thấy như họ không đi tiểu được hoàn toàn, xảy ra khi đàn ông bị sưng tuyến tiền liệt.
Dấu hiệu của tình trạng són tiểu là són tiểu có thể xảy ra thường xuyên và nhiều hoặc không thường xuyên và ít. Các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chỉ ra các triệu chứng khác có thể đi kèm theo như:
Tiểu lắt nhắt hơn một lần mỗi hai tiếng đồng hồ, hoặc trên bảy lần trong một ngày
Phải thức dậy để đi tiểu ít nhất hai lần mỗi đêm, tiểu gắt, đái dầm, ...
Són tiểu được chẩn đoán dựa vào những dấu hiệu nào?
Để có biện pháp điều trị thích hợp, bác sĩ sẽ hỏi người bệnh tỉ mỉ và làm các xét nghiệm thích hợp. Đầu tiên sẽ hỏi về tiểu sử người bệnh:
- Những thuốc đang dùng
- Số lần mang thai
- Có những bệnh nào khác ngoài chứng són tiểu
- Số lần bị són tiểu và số lượng nước tiểu bị són mỗi lần, trong vòng 24 đến 72 giờ
- Số lượng nước và chất lỏng dùng trong thời gian đó
- Các hoạt động, cười, ho, ách xì … trong hay trước khi bị són tiểu
- Lượng cà phê, rượu đã dùng cũng có thể giúp bác sĩ trong việc chẩn đoán són tiểu
Sau đó, các bác sĩ sẽ khám tổng quát xem có bệnh gì không, khám vùng đi tiểu và làm một số thử nghiệm để đo số lượng nước tiểu mỗi lần đi tiểu và số nước tiểu còn trong bàng quang sau khi đi tiểu.
Xét nghiệm nước tiểu kiểm tra xem có tình trạng nhiễm trùng xảy ra hay không. Xét nghiệm xem thận có vấn đề hay không là một số điều cần làm để chẩn đoán được chính xác.
Một số thử nghiệm để xem nước tiểu có bị són ra (khi bọng đái đang đầy) trong lúc ho, đeo tả để xem nước tiểu ra nhiều hay ít, đo áp lực và thể tích của bàng quang khi đầy nước, vân vân là các cách để phân loại tiểu són và có cách trị thích hợp.
Són tiểu điều trị như thế nào?
Điều trị són tiểu theo sự hướng dẫn của bác sĩ Trần Anh Tú, giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn như sau:
- Giữ trọng lượng ổn định, hạn chế tăng cân để không dồn thêm trọng lượng về bàng quang, gây ảnh hưởng tới bàng quang. Tập thể dục đều đặn, ăn uống khoa học và đủ chất, ăn nhiều rau xanh và trái cây là biện pháp hữu hiệu để ổn định trọng lượng của cơ thể và tăng cường sức khỏe của bàng quang.
- Tránh các yếu tố góp phần gây chứng tiểu són: Không nên uống nhiều nước vào buổi tối, không nên uống quá nhiều nước (>2 lít) mỗi ngày nhất là vào ban đêm trước khi ngủ. Hạn chế sử dụng các thực phẩm có thể gây ra chứng són tiểu ví dụ như đồ uống có cồn, đồ uống và các thực phẩm có chứa cafein, các thực phẩm có chứa chất chua… Hỏi bác sĩ về các thuốc đang sử dụng để được tư vấn và điều chỉnh liều uống hoặc chuyển sang dùng các loại thuốc khác không gây són tiểu. Hạn chế tình trạng táo bón bằng cách uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ để đường ruột hoạt động tốt hơn. Không nên hút thuốc vi chất nicotine trong thuốc lá có tác dụng kích thích bàng quang . Sử dụng thuốc, các phương pháp điều trị theo yêu cầu của bác sĩ.