Những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận?

Những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận?Sỏi thận là một bệnh đường tiết niệu thường gặp và hay gặp ở những người trên 40 tuổi. Sỏi có thể ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiểu như thận, niệu quản, bàng quang...

Sỏi thận là một bệnh đường tiết niệu thường gặp và hay gặp ở những người trên 40 tuổi. Sỏi có thể ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiểu như thận, niệu quản, bàng quang...

Những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận?

Thông thường những người từ 40 tuổi trở đi dễ mắc bệnh sỏi thận

Sỏi thận là những tinh thể rắn hình thành trong thận từ các chất cặn lắng trong nước tiểu. Quá trình này gọi là quá trình tạo sỏi thận. Sỏi thận có thể nhỏ hoặc to đến vài cm. Những viên sỏi lớn lấp đầy bể thận và các ống mang nước tiểu từ thận đến bàng quang được gọi là sỏi san hô. Bệnh sỏi thận có nhiều nguyên nhân và có thể ảnh hưởng bất kỳ phần nào của đường tiết niệu – từ thận đến bàng quang.

Bệnh sỏi thận có những triệu chứng gì?

Theo các báo cáo mà Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cập nhật được, khoảng một phần ba dân số bị sỏi thận, nhưng chỉ một nửa trong số này có biểu hiện triệu chứng. Tuy nhiên, ngay cả khi không có triệu chứng, những viên sỏi có thể gây ra nhiều vấn đề, chẳng hạn như nhiễm trùng hay nghẽn dòng chảy nước tiểu.

Khi những viên sỏi bị mắc kẹt trong niệu quản, các triệu chứng sẽ xuất hiện. Các triệu chứng thường gặp nhất là đau đớn dữ dội (cơn đau quặn thận) xuất hiện sau đó biến mất và thường di chuyển từ hông lưng đến bụng dưới và đến bìu . Những triệu chứng khác như: đau lưng, đùi, bẹn, cơ quan sinh dục, tiểu máu, buồn nôn và nôn mửa, ớn lạnh, sốt, cơn đau quặn thận thường xuyên, đi tiểu gấp, đổ mồ hôi, …

Bạn cần đi khám bác sĩ nếu có những triệu chứng trên, đặc biệt bạn phải tìm kiếm sự hỗ trợ y tế ngay nếu có các triệu chứng: cơn đau nghiêm trọng tới mức bạn không thể ngồi im, cơn đau đi kèm buồn nôn và nôn mửa, cơn đau đi kèm sốt và ớn lạnh, nước tiểu có máu, khó tiểu, …

Có những nguyên nhân nào gây ra bệnh sỏi thận?

Những viên sỏi có thể hình thành nếu nước tiểu có chứa quá nhiều các chất cặn lắng nhất định, chẳng hạn như canxi, axit uric, cystine hay sỏi struvite (một hỗn hợp của phosphate, magnesium và amoni). Chế độ ăn uống có lượng protein cao và quá ít nước có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. Có khoảng 85% sỏi thận được hình thành từ canxi. Ngoài ra, còn có sỏi axit uric xảy ra thường xuyên hơn ở người có bệnh gút, sỏi struvite hình thành thường xuyên hơn trong nước tiểu bị nhiễm trùng (sỏi nhiễm trùng).

Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận?

Sỏi thận là một bệnh khá phổ biến. Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh sỏi thận, tuy nhiên bệnh thường gặp ở người lớn từ 40 tuổi trở lên. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ như sau:

  • Có người trong gia đình bị bệnh sỏi thận (đây là yếu tố nguy cơ không thay đổi được)
  • Ăn quá nhiều muối, đường
  • Béo phì, thừa cân
  • Bệnh hoặc phẫu thuật về đường tiêu hóa chẳng hạn như viêm ruột hoặc tiêu chảy mãn tính có thể làm thay đổi quá trình tiêu hóa từ đó ảnh hưởng khả năng hấp thụ canxi và nước
  • Mắc một số bệnh lý như nhiễm toan ống thận, cường cận giáp, nhiễm trùng đường tiết niệu và sử dụng một số loại thuốc điều trị nhất định.

Những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận?

Làm thế nào để biết chắc chắn mình đã bị sỏi thận?

Trong các tài liệu giảng dạy của Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, các bác sĩ sẽ sử dụng bệnh sử, khám lâm sàng và xét nghiệm nước tiểu. Nếu cần thiết, bác sĩ cũng có thể cho bạn chụp X-quang hoặc siêu âm vùng bụng. Những xét nghiệm này sẽ phát hiện ra hầu hết các loại sỏi (sỏi canxi, sỏi cystine và đá sỏi struvite). Tuy nhiên, phương pháp chụp X-quang không thể thấy sỏi axit uric hoặc những viên sỏi nhỏ. Chụp CT đường tiết niệu là một phương pháp hiệu quả để chẩn đoán sỏi thận và tìm kiếm các bệnh khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự như bệnh sỏi thận.

Nếu kết luận vẫn chưa rõ ràng, có thể bác sĩ sẽ làm thêm một xét nghiệm X-quang đặc biệt. Trong xét nghiệm này, thuốc cản quang được dùng để tái tạo lại hình ảnh đường tiết niệu và tìm các viên sỏi.

Làm thế nào để hạn chế diễn tiến của bệnh sỏi thận?

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh sỏi thận bao gồm:

  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
  • Làm theo lời khuyên của bác sĩ về chế độ ăn uống, uống nhiều nước, ít nhất là 23 lít một ngày
  • Gọi cho bác sĩ của bạn nếu bạn cảm thấy các triệu chứng nặng hơn.

Sỏi thận là một bệnh khá phổ biến. Biện pháp phòng ngừa sỏi thận hiệu quả nhất là uống nhiều nước, kiểm soát tốt bệnh gút và tránh nhiễm trùng đường tiểu. Các thuốc nội khoa làm tan sỏi có tác dụng rất hạn chế, do đó việc can thiệp ngoại khoa hầu như là cách duy nhất điều trị sỏi thận. Nếu bạn bị sỏi thận hoặc tái phát thường xuyên, bạn nên đi khám các bác sĩ chuyên khoa thận học để tìm thêm các nguyên nhân đặc biệt gây ra sỏi như tăng canxi máu hay cường tuyến cận giáp. Chế độ ăn giàu canxi là cần thiết và không phải là nguyên nhân gây ra sỏi thận, do đó nếu bạn bị sỏi thận, vẫn nên duy trì uống sữa và các sử dụng sản phẩm từ sữa.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop