Xử lý rối loạn tiêu hóa với các chuyên gia Cao đẳng Dược Sài Gòn

Xử lý rối loạn tiêu hóa với các chuyên gia Cao đẳng Dược Sài GònTrong thời tiết nóng nực của mùa hè, rối loạn tiêu hóa là căn bệnh rất hay gặp. Nguyên nhân thường do nhiễm trùng, nhiễm độc thức ăn, thay đổi thời tiết...  Vậy cách xử lý tình trạng này thế nào?

Trong thời tiết nóng nực của mùa hè, rối loạn tiêu hóa là căn bệnh rất hay gặp. Nguyên nhân thường do nhiễm trùng, nhiễm độc thức ăn, thay đổi thời tiết...  Vậy cách xử lý tình trạng này thế nào?

Xử lý rối loạn tiêu hóa với các chuyên gia Cao đẳng Dược Sài Gòn

Chế độ ăn uống không hợp lý là nguyên nhân chính gây ra rối loạn tiêu hóa

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về bệnh rối loạn tiêu hóa để có biện pháp phòng ngừa thích hợp qua bài phỏng vấn các bác sĩ, chuyên gia đến từ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn

Chế độ ăn không hợp lý có phải là nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa không?

Chế độ ăn uống không hợp lý là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến rối loạn tiêu hóa như: ăn quá nhiều đồ ngọt, nhiều tinh bột dẫn đến hiện tượng lên men tăng mạnh gây ra đầy hơi, khó tiêu, mất cân bằng hệ sinh thái vi sinh vật hay còn gọi là “loạn khuẩn” do dùng kháng sinh không đúng theo hướng dẫn, nghén trong thời kỳ mang thai, stress, căng thẳng thần kinh và các yếu tố tâm lý, xã hội khác. Do các bệnh lý như viêm tá tràng, loét dạ dày, viêm ruột thừa cấp tính, viêm ruột cấp tính, viêm đại tràng co thắt... Trong mùa hè, khí hậu nắng nóng rất dễ làm cho thực phẩm bị ôi, thiu nên nếu không bảo quản tốt cũng rất dễ gây ra rối loạn tiêu hóa nếu ăn phải.

Khi bị rối loạn tiêu hóa sẽ có những dấu hiệu gì?

Theo các chuyên gia đến từ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, khi bị rối loạn tiêu hóa sẽ có những biểu hiện sau đây:

  • Đau bụng với mức độ các cơn đau tùy vào từng cá nhân, từ đau nhẹ đến đau quằn quại như dao cắt. Người bệnh có thể đau nhẹ và liên tục hoặc đau co thắt thành từng cơn. Cơn đau thường xuất hiện ở vùng bụng dưới bên trái, đôi khi cũng có thể đau ở các vị trí khác xung quanh. Một số trường hợp hiếm có thể đau lan ra lưng. Triệu chứng tiêu biểu có thể kể đến là đầy hơi, chướng bụng, bụng căng to, thường xuyên ợ hơi. Một số triệu chứng khác có thể có như ợ chua, hôi miệng, buồn nôn, nôn mửa...
  • Táo bón: phân khô, thành cục nhỏ, số lượng ít dưới 200g/24 giờ, 23 ngày đi một lần, khó đại tiện.
  • Đi lỏng: phân nhão, lỏng nhiều nước ngày đi trên 2 lần với số lượng nhiều hơn bình thường.
  • Kiết lỵ là thể đặc biệt của táo bón. Ngày đi nhiều lần, luôn có cảm giác mót rặn, mỗi lần đi lượng phân ít, có nhày máu, thậm chí mót đi ngoài mà không ra phân.
  • Nôn mửa là sự tống ra khỏi dạ dày qua miệng một phần hoặc toàn bộ lượng thức ăn, dịch chứa trong dạ dày.
  • Mất nước và điện giải: khát, da khô lạnh, nhăn nheo, mắt trũng, tiểu ít, chuột rút.
  • Nhiễm khuẩn, nhiễm độc biểu hiện sốt, môi khô, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt hoặc mất mạch, xẹp mạch.
  • Suy dinh dưỡng vì nếu bị nhiều ngày sẽ ảnh hưởng tới hấp thu thức ăn, gây thiếu máu, gầy tọp nhanh, da khô, phù, tróc vẩy, lông tóc thưa, rụng.

Xử lý rối loạn tiêu hóa với các chuyên gia Cao đẳng Dược Sài Gòn

Rối loạn tiêu hóa được chữa trị như thế nào?

Thay đổi cách thức ăn uống như: Thức ăn, nước uống sẽ không gây ra rối loạn tiêu hóa nếu bảo đảm vệ sinh, tuy nhiên cũng có loại thức ăn đồ uống có thể làm "bệnh” trở nên trầm trọng hơn. Các thức ăn sau đây có thể gây ra sình bụng, khó tiêu: Hành tây, đậu, cần tây, bắp cải, mận, chuối, nho khô, rau húng quế v.v… Đừng uống quá nhiều cà phê cũng như uống quá nhiều sữa. Tránh các loại thức ăn, nước uống chứa quá nhiều sorbitol (đây là loại đường dùng trong các loại nước ngọt ăn kiêng), kẹo cao su hoặc quá nhiều đường fructose (đường trong mật ong và một số trái cây). Bệnh nhân nên ăn nhiều rau, uống nhiều nước nhất là đối với bệnh nhân có khuynh hướng bị táo bón. Tập thể dục đều đặn có thể giúp cho cơ thể nói chung và hệ thống tiêu hóa nói riêng được hoạt động một cách tốt hơn.

Để giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định và cân bằng, bạn nên thay đổi chế độ ăn uống của mình. Yếu tố đầu tiên là ăn uống phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi và những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, không nên các loại thức ăn nghi ngờ nhiễm khuẩn, để trong tủ lạnh quá lâu hay những thức ăn đường phố không rõ xuất xứ. Nên tránh một số loại thực phẩm như: hành, tỏi, bắp cải, rau húng, cần tây, nho khô ... Sữa rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu bạn đang gặp vấn đề về tiêu hóa thì nên tránh xa chúng bởi đường lactose trong sữa là thành phần khó tiêu với hệ tiêu hóa không được khỏe mạnh. Tránh xa những món ăn chiên rán có nhiều dầu mỡ.

Các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn khuyên các bệnh nhân hạn chế các loại nước uống có gas, cà phê, những loại bánh kẹo nhiều đường hay thực phẩm đóng hộp chế biến sẵn...

Ăn uống đúng bữa, nhai kĩ trước khi nuốt để tránh cho dạ dày phải làm việc quá nhiều. Bổ sung thêm nhiều rau xanh vào khẩu phần ăn hàng ngày, giảm bớt ăn thịt và các thức ăn giàu chất đạm khác như cá, trứng, đậu ...


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop