Thoái hóa điểm vàng là một trong những nguyên nhân hàng đầu có thể gây mất thị lực hoàn toàn. Tìm hiểu về các nguyên nhân, triệu chứng của bệnh để có biện pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.
Thoái hóa điểm vàng gây mất thị lực hoàn toàn
Thoái hóa điểm vàng là bệnh gì?
Thoái hóa điểm vàng (còn gọi là thoái hóa hoàng điểm - AMD) là sự thoái hóa, tổn thương của các tế bào điểm vàng nằm sâu trong trung tâm võng mạc mắt, gây giảm thị lực trung tâm và khiến cho mắt mất dần khả năng phân tích độ chi tiết và sắc nét của hình ảnh. Đây vốn được mệnh danh là căn bệnh của tuổi già và thường gặp ở những người trên 60 tuổi, tuy nhiên do tác động bởi nhiều yếu tố từ môi trường sống, rất nhiều người trẻ cũng đã mắc phải căn bệnh này, gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và công việc thường ngày.
Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa điểm vàng là do đâu?
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do tổn thương các mạch máu nuôi dưỡng điểm vàng.Tùy thuộc vào cách mà mạch máu bị tổn thương, tuy nhiên theo chia sẻ của bác sĩ Trần Anh Tú – Giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn thoái hóa điểm vàng được chia thành 2 dạng:
- Thoái hóa điểm vàng dạng khô
Xảy ra khi các mạch máu bên dưới điểm vàng trở nên mỏng và giòn. Các tế bào nhạy cảm với ánh sáng trong điểm vàng bị thoái hóa và teo đi làm mờ thị giác trung tâm của mắt. Đây là dạng bệnh thoái hóa điểm vàng phổ biến nhất và hầu hết những bệnh nhân bị thoái hóa điểm vàng đều khởi phát bệnh ở dạng khô.
- Thoái hóa điểm vàng dạng ướt
Xảy ra ở khoảng 10% số bệnh nhân bị thoái hóa điểm vàng. Các mạch máu nhỏ tăng sinh bất thường trong mắt dễ vỡ gây rò rỉ máu và chất dịch lỏng bên trong võng mạc. Đây được xem là dạng tổn thương nghiêm trọng và phần lớn những trường hợp mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao bị mất thị lực vĩnh viễn (mù lòa).
Có rất ít bệnh nhân bị thoái hóa điểm vàng dưới tuổi 55 nhưng lại rất phổ biến ở những người từ 75 trở lên. Mặc dù Y học hiện nay vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân nào khiến các mạch máu nuôi dưỡng điểm vàng bị tổn thương... Nhưng nếu bạn nằm trong số đối tượng dưới đây, bạn sẽ có nguy cơ phát triển thoái hóa điểm vàng cao hơn người khác:
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh thoái hóa điểm vàng
- Tuổi trên 60.
- Là người da trắng
- Hút thuốc lá
- Tăng huyết áp
- Ăn nhiều mỡ, chất béo
- Phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh hơn nam giới.
Triệu chứng bệnh thoái hóa điểm vàng là gì?
Ở giai đoạn đầu, hầu như bệnh nhân không thấy có bất kỳ triệu chứng gì cả. Họ chỉ có thể nhận ra mình mắc thoái hóa điểm vàng khi bệnh đã trở nặng hơn.
Thoái hóa điểm vàng dạng khô
Giảng viên Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, triệu chứng phổ biến nhất của thoái hóa điểm vàng dạng khô đó là nhìn mờ. Khi đó, khu vực trung tâm của những gì bạn nhìn thấy sẽ trở nên méo mó, mờ ảo và bị mù màu sắc. Bạn sẽ gặp khó khăn khi muốn đọc bản in hoặc các muốn nhìn chi tiết một vật nào đó. Tuy nhiên, những bệnh nhân thoái hóa điểm vàng dạng khô vẫn đủ thị lực để đi bộ và làm các hoạt động bình thường hàng ngày như sinh hoạt, ăn uống và đi lại.
Khi những triệu chứng của thoái hóa điểm vàng dạng khô trở lên nặng nề hơn, bạn sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt: Cần nhiều ánh sáng hơn để làm việc. Điểm mờ ở khu vực trung tâm của những gì bạn nhìn thấy sẽ to dần ra và sẫm màu hơn. Khi bệnh đến giai đoạn nặng, bạn thậm chí không nhìn thấy khuôn mặt của người đối diện.
Thoái hóa điểm vàng dạng ướt
Giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn chỉ ra dấu hiệu nhận biết bệnh thoái hóa điểm vàng dạng ướt đó là bạn nhìn thấy một đường thẳng như cạnh tủ, một cạch bàn… nhưng lại thấy nó méo mó hoặc lượn sóng. Có thể có một điểm đen nhỏ ở trung tâm của những gì bạn nhìn thấy và lớn dần theo thời gian.
Với cả hai loại thoái hóa điểm vàng, mất thị lực trung tâm có thể xảy đến một cách nhanh chóng. Khi điều này xảy ra, bạn sẽ phải đi khám mắt ngay lập tức. Bạn nên đến gặp các bác sỹ có kinh nghiệm trong điều trị các bệnh lý về võng mạc để được chẩn đoán và điều trị tốt nhất.
Phương pháp điều trị bệnh thoái hóa điểm vàng là gì?
Tùy vào từng giai đoạn của bệnh mà người bệnh thoái hóa điểm vàng có thể được điều trị theo nhiều cách khác nhau:
- Ở giai đoạn sớm: Các nhà khoa học tại Viện mắt quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo rằng, việc bổ sung đầy đủ các chất chống oxy hóa như vitamin A, E, Lutein, Zeaxanthin, Kẽm mỗi ngày có thể làm giảm 25% nguy cơ mất thị lực do thoái hóa điểm vàng và phòng ngừa những bệnh lý khác về mắt như bệnh đục thủy tinh thể, đục dịch kính, khô mắt... Do vậy, nếu đang ở giai đoạn sớm của bệnh, bạn có thể sử dụng sản phẩm bổ mắt có chứa các chất trên để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.
- Ở giai đoạn nặng, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp điều trị như: Phẫu thuật laser bằng cách sử dụng một chùm tia sáng nhỏ phá hủy các mạch máu bất thường hoặc đang bị rò rỉ trong mắt. Hoặc liệu pháp quang động là dùng ánh sáng kích hoạt một loại thuốc được tiêm vào cơ thể để tiêu diệt những mạch máu bị rò rỉ. Một số thuốc có thể giúp ngăn chặn các mạch máu mới hình thành bằng cách tiêm trực tiếp vào mắt, tuy nhiên phương pháp này có thể gây đau trong một thời gian nhất định.
Phòng tránh bệnh thoái hóa điểm vàng là như thế nào?
Mặc dù không có thuốc để trị khỏi hoàn toàn bệnh thoái hóa điểm vàng, nhưng nếu biết cách điều chỉnh lối sống, thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học theo hướng dẫn dưới đây, bạn hoàn toàn có thể trì hoãn được sự tiến triển của thoái hóa điểm vàng, phòng tránh nguy cơ mất thị lực khi ngoài 40 tuổi.
- Ăn nhiều trái cây, rau củ quả tươi có màu xanh đậm.
- Hạn chế bổ sung protein qua các loại thịt đỏ, dầu mỡ động vật...
- Không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia.
- Duy trì tập thể dục đều đặn mỗi ngày.
- Nên thường xuyên tái khám định kỳ chuyên khoa mắt mỗi năm một lần, nếu thoái hóa điểm vàng dạng ướt sẽ cần thăm khám thường xuyên hơn, khoảng 1 tháng 1 lần.