Dược sĩ Sài Gòn chia sẻ cách xử lý ngộ độc Paracetamol

Dược sĩ Sài Gòn chia sẻ cách xử lý ngộ độc ParacetamolParacetamol là một thuốc giảm đau, hạ sốt thông dụng tuy nhiên nếu dùng không đúng cách có thể dẫn đến ngộ độc. Vậy khi rơi vào trường hợp đó chúng ta phải xử lý như thế nào?

Paracetamol là một thuốc giảm đau, hạ sốt thông dụng tuy nhiên nếu dùng không đúng cách có thể dẫn đến ngộ độc. Vậy khi rơi vào trường hợp đó chúng ta phải xử lý như thế nào?

Dược sĩ Sài Gòn chia sẻ cách xử lý ngộ độc Paracetamol

Sử dụng Paracetamol không đúng cách có thể dẫn đến ngộ độc

Liều gây ngộ độc paracetamol là bao nhiêu?

Dược sĩ Đặng Nam Anh – Giảng viên Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ: Liều độc đối với người lớn không quá 4g/ngày, đối với trẻ em 60 mg/kg cân nặng. Người lớn thường dùng quá liều để điều trị những cơn đau cấp dữ dội hoặc đợt cấp của những cơn đau mạn. Đối với trẻ em thường do uống nhầm hoặc tai nạn điều trị. Dùng liều nhắc lại với liều cao hơn liều điều trị thường là nguyên nhân dẫn đến tử vong liên quan đến paracetamol ở trẻ dưới 6 tuổi và chiếm tới 15% tử vong ở người lớn. Việc điều trị chủ yếu dựa vào lượng thuốc bệnh nhân đã uống, kèm theo tăng ALT, AST và nồng độ paracetamol máu.

Triệu chứng ngộ độc paracetamol như thế nào?

Những người ngộ độc paracetamol thường có cảm giác buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi. Trong vòng 18 - 72 giờ sau khi dùng thuốc có thể đau bụng kèm theo gan sưng to rõ, sờ thấy gan đau. Nếu cấp cứu không kịp thời có thể dẫn đến suy gan. Dấu hiệu cho thấy người bị suy gan: vàng da, hôn mê, đông máu nội mạch rải rác, chảy máu, hạ đường huyết, dẫn tới tử vong. Do vậy, bệnh nhân có những dấu hiệu này cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời, tránh những hậu quả nặng nhất có thể xảy ra.

Xử trí thế nào?

Khi bệnh nhân uống paracetamol quá liều và có dấu hiệu của ngộ độc, cần xửa lý ngay, nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần. Sơ cứu đầu tiên cần thực hiện mà các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ đó là gây nôn ngay khi mới uống thuốc. Ngoài ra, có thể dùng than hoạt hoặc thuốc tẩy muối hay nước chè đặc để làm giảm hấp thu lượng paracetamol gây độc cho gan.

Dược sĩ Sài Gòn chia sẻ cách xử lý ngộ độc Paracetamol

Những đối tượng nào có nguy cơ cao bị ngô độc paracetamol?

Những bệnh nhận đang đói, làm tăng chuyển hóa paracetamol thành chất gây độc.

Những người vừa uống rượu trong vòng 5 ngày trước đó hoặc nghiện rượu do tăng transaminase gan (được cho là do nghiện rượu). Nếu biết được giá trị transaminase bình thường của một bệnh nhân nghiện rượu sẽ giúp chẩn đoán được nguyên nhân gây viêm gan ở những đối tượng này. Theo một số nghiên cứu, ở bệnh nhân nghiện rượu, AST < 300 IU/L, ALT bình thường hoặc hơi tăng, giá trị AST thường cao gấp hơn 2 lần ALT. Trong khi đó việc dùng paracetamol quá liều kéo dài ở người nghiện rượu làm AST tăng > 300 IU/L, 27 mặc dù tỷ lệ giữa AST và ALT không thay đổi.

Với bệnh nhân dùng paracetamol quá liều kéo dài, có hoặc không có tiền sử nghiện rượu. Ngay khi bệnh nhân này đến bệnh viện thì cần được làm xét nghiệm để biết được giá trị nền của nồng độ paracetamol máu, AST, ALT, bilirubin và prothrombin và dùng ngay N acetyl cystein trong khi chờ đợi kết quả xét nghiệm.

Chúng ta cần làm gì để phòng tránh ngộ độc paracetamol?

Đối với trẻ em, khi bị cảm cúm, giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn khuyên gia đình bệnh nhân không nên dùng paracetamol để tự điều trị quá 5 ngày, đối với người lớn không quá 10 ngày cà không quá lượng dùng khuyến cáo. Những người có tiền sử bệnh gan, suy dinh dưỡng, nghiện rượu, những người đang bị mất nước (do sốt cao kéo dài), người đang dùng các thuốc chống co giật (điều trị động kinh) phải thận trọng và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Theo Dược thư Quốc gia Việt Nam, liều thông thường giảm sốt cho trẻ là 10 - 15mg/kg cân nặng, ngày uống 3 - 4 lần, và liều tối đa cho trẻ không quá 60mg/kg/ngày. Người lớn mỗi lần uống 500 - 1.000mg, ngày uống 3 lần, không nên quá 3g trong ngày.Riêng đối với người cao tuổi, liều dùng nên thấp hơn do chức năng gan đã kém.

 Bệnh nhân tuyệt đối không nên uống rượu khi dùng thuốc và uống nhiều loại thuốc cảm cúm cùng một lúc. Khi có biểu hiện ngộ độc, bằng mọi cách phải gây buồn nôn, cho uống than hoạt tính giải độc.

Khi có dấu hiệu ngộ độc paracetamol, người nhà cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.

Tóm lại, paracetamol là một thuốc thông dụng, tương đối an toàn. Tuy nhiên, uống quá liều sẽ gây ngộ độc cấp và cần phải cấp cứu nhanh chóng. Do vậy, mọi người cần chú ý cách dùng đúng và sơ cấp cứu ban đầu khi ngộ độc paracetamol.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop