Với một đôi mắt cứ đỏ hoe, ngứa và phaỉ dụi mắt liên lục sẽ gây những cản trở đáng kể trong cuộc sống của chúng ta. Vậy làm sao để bảo vệ đôi mắt khỏi những bệnh về mắt?
Cảnh báo những nguy cơ dẫn đến viêm giác mạc
Viêm giác mạc là gì ? Nguyên nhân do đâu?
Tình trạng viêm mô hình vòm trên mặt trước của mắt, bao phủ cả đồng tử và mống mắt, viêm có thể có hoặc không nhiễm trùng. Nguyên nhân gây nhiễm trùng theo bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn có thể do vi khuẩn, nấm, virus. …Ngoài ra viêm giác mạc còn đến từ những chấn thương va chạm nhỏ tác động vào mắt, một cái dụi mắt hơi mạnh, một đầu móng tay hơi dài, một đầu bút kẻ mắt hơi sắc, … cũng có thể khiến đôi mắt mong manh của chúng ta bị tổn thương. Bất cứ một thương tích nào trên mắt, bất cứ một vết trầy xước trên bề mặt giác mạc đều có thể là một sơ hở cho vi khuẩn, nấm xâm nhập vào trong gây hư hại giác mạc, sâu hơn vào trong giác mạc thì càng nguy hiểm hơn. Vì chúng ta biết răng, vi khuẩn hay bụi bẩn thì luôn tồn tại xung quanh chúng ta, chúng ở bất cứ đâu, giác mạc chính là lớp màng bảo vệ mắt khỏi những tác nhân có hại đó. Một khi lớp màng này bị tổn hại, chính là cơ hội cho sự xâm nhập tác nhân có hại.
Đặc biệt, kính áp tròng, có thể nói nếu không thực hiện đúng thao tác vệ sinh kĩ càng, đây chính là con đường gây tổn thương đến mắt một cách dễ dàng và là nguồn lây bệnh lớn cho mắt. Nguy hiểm là kí sinh trùng acanthamoeba – có thể sống trên bề mặt của kính áp tròng. Đây thực sự là mối nguy hại thường trực bởi kính áp tròng được sử dụng khá nhiều hiện nay, với nhiều chủng loại, nguồn gốc khác nhau khó kiểm soát, đối tượng sử dụng nhiều là các bạn trẻ tuổi chưa có ý thức và kiến thức bệnh về mắt.
Ngoài ra, một loại virus không còn quá xa lạ với chúng ta, Virus Herpes, thủ phạm gây các bệnh thông thường như zona hay giời leo, chính là một trong những tác nhân nguy hại không kém đối với giác mạc của mắt .
Dược sĩ Nguyễn Thị Hồng – Giảng viên Cao đẳng Dược Sài Gòn khuyên các bạn hãy lưu tâm đến nguồn nước sử dụng tiếp xúc với mắt thường ngày, bởi vi khuẩn và nấm trong nước rât nhiều, ngay cả uống chúng ta cũng cần uống nước đun sôi huống chi là đối với môi trường vô khuẩn như mắt, bởi vậy nước thường sinh hoạt tránh tiếp xúc trực tiếp vào mắt nhé. Mặc dù mắt cũng có một cơ chế tự bảo vệ, nếu một giác mạc khỏe mạnh thì tác nhân có hại cũng khó thâm nhập, tuy nhiên khi có một sự cố vật lý của bề mặt của giác mạc, nguy cơ cao xâm nhiễm của tác nhân có hại vào mắt hơn.
Triệu chứng viêm giác mạc
- Mắt đỏ.
- Mắt đau.
- Chảy nước mắt, rử từ mắt.
- Khó mở mí mắt bởi vì các cơn đau hoặc kích ứng.
- Mờ mắt.
- Nhạy cảm với ánh sáng (sợ ánh sáng).
- Một cảm giác ngứa, rát hoặc có sạn trong mắt.
- Sưng xung quanh mắt.
- Một cảm giác cái gì trong mắt.
Yếu tố nguy cơ
Ngoài những nguy cơ kể trên thì vẫn còn một số nguyên nhân khác được các giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ đó là:
Miễn dịch cơ thể suy yếu: cơ thể bị tiểu đường, nguy cơ bội nhiễm cao hơn bình thường, vì đây là môi trưỡng rất dễ nhiễm trùng, đối với mắt, nguy cơ cao ở mạch máu mắt
Khí hậu ấm áp. Nếu sống trong một khí hậu nóng ẩm, nguy cơ viêm giác mạc được tăng lên, đặc biệt nếu nguyên liệu thực vật vào một trong đôi mắt. Vật liệu có thể tổn thương biểu mô giác mạc và các hóa chất từ thực vật có thể gây ra viêm, sau đó có thể dẫn đến nhiễm trùng.
Corticosteroid. Sử dụng thuốc nhỏ mắt corticosteroid để điều trị rối loạn mắt có thể làm tăng nguy cơ viêm giác mạc phát triển hoặc làm xấu đi viêm giác mạc hiện có.