Nguyên nhân gây bệnh và các phương pháp điều trị sỏi amidan

Nguyên nhân gây bệnh và các phương pháp điều trị sỏi amidanSỏi amidan là một trong các nguyên nhân chính gây hôi miệng cho người bệnh. Mặc dù không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng sỏi amidan lại ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân.

Sỏi amidan là một trong các nguyên nhân chính gây hôi miệng cho người bệnh. Mặc dù không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng sỏi amidan lại ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân.

Nguyên nhân gây bệnh và các phương pháp điều trị sỏi amidan

Sự hình thành sỏi amidan diễn ra trong thời gian rất ngắn

Sỏi amidan là gì?

Sỏi amidan có tên tiếng Anh là tonsil stone. Ở nước ta, sỏi amidan còn được gọi là bã đậu amidan. Sỏi thường xuất hiện ở amidan khẩu cái. Amidan khẩu cái nằm ngay phía bên ngoài, bạn có thể nhìn thấy khi soi gương họng.

Sự hình thành sỏi amidan diễn ra trong thời gian rất ngắn. Một trong các nguyên nhân giúp sỏi được hình thành nhanh hơn chính là do cấu tạo và chức năng của amidan.

Khi con người ăn bất kỳ một loại thức ăn nào, một phần rất nhỏ thức ăn sẽ bị giữ lại trong hốc amidan. Kết hợp cùng các tế bào chết, muối vô cơ trong hốc amidan, chúng tạo thành sỏi amidan.

Sỏi amidan có đặc điểm: cứng, màu trắng đục, có chứa khí sulfur gây hôi, thối khi thở, nói chuyện.

Nguyên nhân gây bệnh sỏi amidan là do đâu?

Amidan trên thực tế là các hạch bạch huyết nằm ở hai bên phía sau họng, Khi các hạch bạch huyết này không thể đáp ứng được nhu cầu của cơ thể nghĩa là có một số vấn đề sức khỏe đang làm suy yếu chúng. Một số nguyên nhân sỏi amidan có thể kể đến là hội chứng chảy dịch mũi sau. Ở những người gặp phải hội chứng này, chất nhầy mắc kẹt trong nếp gấp của amidan, góp phần vào sự hình thành của sỏi amidan và gây khô miệng, đau họng.

Một vấn đề sức khỏe khác cũng có thể là nguyên nhân sỏi amidan là dị ứng. Khi bị dị ứng, cơ thể sẽ phản ứng với các chất gây dị ứng. Điều này làm gia tăng thêm áp lực cho hệ bạch huyết.

Nhiễm trùng xoang, vi khuẩn và nhiễm virus, cũng như các rối loạn tự miễn dịch, và các độc tố môi trường cũng có thể dẫn đến bệnh sỏi amiđan.

Các nguyên nhân sỏi amidan khác được các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn đề cập bao gồm:

  • Đồ ăn, thức uống hàng ngày

Chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành sỏi amidan. Các sản phẩm chế biến từ sữa có thể làm tăng nguy cơ sỏi amidan xuất hiện. Bởi vì chúng có chứa canxi và có thể đóng góp vào sự hình thành của chất nhầy, các sản phẩm từ sữa nên được tiêu thụ với chừng mực.

Hút thuốc và uống rượu không chỉ khiến hơi thở có mùi khó chịu mà còn dẫn đến khô miệng và cổ họng, cuối cùng tiến triển thành sỏi amidan.

  • Vệ sinh răng miệng kém

Trong nhiều trường hợp, vệ sinh răng miệng kém cũng có thể gây ra sỏi amidan. Thức ăn trong miệng tích tụ tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển mạnh, có xác suất cao sẽ dẫn tới các vấn đề về amidan. Nếu nguyên nhân sỏi amidan là do vệ sinh răng miệng, việc điều trị sẽ bắt đầu với học cách vệ sinh răng miệng đúng cách. Đây là cách tự nhiên nhất để ngăn chặn sỏi amidan hình thành.

Nguyên nhân gây bệnh và các phương pháp điều trị sỏi amidan

Triệu chứng sỏi amidan là gì?

Sau đây là những dấu hiệu bị sỏi amidan thường gặp:

  • Hôi miệng: một trong những dấu hiệu bị sỏi amidan phổ biến nhất là hôi miệng. Một nghiên cứu đặc biệt được tiến hành ở những bệnh nhân viêm amidan mạn tính để tìm xem có các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi có trong hơi thở hay không. Sự hiện diện của các hợp chất này sẽ tạo ra mùi trứng thối đặc trưng làm cho hơi thở có mùi hôi. Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng 75% trong số những người có nồng độ cao bất thường của các hợp chất này có sỏi amidan.
  • Đau họng: sỏi amidan có thể khiến gây đau và khó chịu ở họng, tại vị trí có sỏi amidan.
  • Xuất hiện các chấm trắng trong họng: các chấm trắng hai bên họng có thể là sỏi amidan. Tuy nhiên cũng có trường hợp sỏi ẩn trong nếp gấp của amidan. Sỏi amidan được phát hiện nhờ có sự hỗ trợ của các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, chẳng hạn như chụp X quang hay chụp CT.
  • Khó nuốt: một dấu hiệu bị sỏi amidan khác là khó nuốt. Tùy thuộc vào vị trí và kích thước của sỏi, nó có thể gây khó khăn hoặc đau đớn cho người bệnh khi nuốt thức ăn.
  • Đau tai: đau tai cũng có thể là dấu hiệu bị sỏi amidan cần lưu ý. Sỏi amidan có thể phát triển ở bất cứ nơi nào trong amidan. Bởi vì các dây thần kinh kết nối với nhau, sỏi amidan cũng có thể khiến nhiều người gặp phải tình trạng đau ở tai, mặc dù sỏi không có bất cứ tiếp xúc nào với tai.
  • Sưng amidan: sỏi amidan và tình trạng viêm nhiễm có thể khiến cho amidan bị sưng lên.

Phương pháp điều trị bệnh sỏi amidan là gì?

Tự loại bỏ sỏi amidan

Các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết bản thân có thể tự mình điều trị sỏi amidan bằng cách dùng tay sạch hoặc đầu một dụng cụ cùn để lấy sỏi amidan.

Tuy nhiên, phương pháp này không điều trị hết bệnh và khá nguy hiểm. Nguyên nhân là do:

  • Bạn không thể loại bỏ hết các sỏi amidan.
  • Có thể gây viêm nhiễm amidan.
  • Dễ gây tổn thương các biểu mô tế bào lân cận.
  • Trình độ chuyên môn yếu.

Đến gặp Bác sĩ chuyên khoa

Phụ thuộc vào từng trường hợp tình trạng bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ có những phương pháp điều trị bệnh khác nhau. Bác sĩ chuyên khoa có thể sử dụng các biện pháp loại bỏ sỏi amidan bằng cách:

  • Sử dụng thìa nạo
  • Sử dụng dụng cụ thăm dò
  • Rạch mở miệng để gắp sỏi.
  • Cắt amidan.

Phòng tránh bệnh sỏi amidan là như thế nào?

Sỏi amidan có thể gây nhiều biến chứng cho người bệnh. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh sỏi amidan, bệnh viêm amidan. Dưới đây là các biện pháp phòng tránh sỏi amidan hiệu quả:

  • Mang khẩu trang khi ra ngoài, hạn chế tiếp xúc với chất ô nhiễm ngoài môi trường.
  • Thường xuyên vệ sinh họng, miệng, amidan bằng nước muối sinh ly.
  • Khám sức khỏe định kỳ để nắm rõ tình trạng sức khỏe của bản thân.
  • Tập thể dục, ăn uống lành mạnh để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

 

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop