Bệnh viêm da mủ là một trong số bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tuổi này sức đề kháng còn yếu, da rất dễ bị tổn thương dẫn đến nhiễm khuẩn. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại những hậu quả khó lường.
Trẻ có sức đề kháng thấp nên dễ mắc nhiều bệnh
Bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh là gì?
Bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh là một dạng của bệnh viêm da mủ, đối tượng mắc bệnh là trẻ sơ sinh. Đây là đối tượng có sức đề kháng yếu nhất và dễ bị tấn công bới các vi khuẩn và nấm ngoài da. Mức độ ảnh hưởng của căn bệnh này cũng cao hơn người lớn. Vi vậy, các giảng viên Trung cấp Hộ sinh khuyên các bố mẹ chuẩn bị những kiến thức về căn bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh để có những biện pháp phòng tránh và chữa trị kịp thời cho con em của mình.
Nguyên nhân gây bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh là do đâu?
Sức đề kháng của trẻ khá yếu, làn da lại rất mỏng manh nhạy cảm, do đó rất dễ tổn thương và nhiễm khuẩn. Từ đó bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh cũng dễ xảy ra hơn và để lại những hậu quả về sau nếu không được điều trị đúng cách. Trên cơ thể con người, đặc biệt là ngoài da, chứa rất nhiều vi khuẩn cùng chung sống hòa bình mà không gây ảnh hưởng đến chủ. Tuy nhiên, vào mùa hè, thời tiết nóng nực cùng với vệ sinh kém, cơ thể ẩm ướt, suy giảm sức đề kháng,….sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát bệnh. Có thể nói, nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị viêm da mủ đó chính là cha mẹ chăm sóc và vệ sinh cho trẻ không thường xuyên hay chưa đúng cách, tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công làn da của trẻ.
Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh là gì?
Bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh có 4 dạng phát triển và ở mỗi dạng lại biểu hiện các triệu chứng đặc trưng khác nhau, cụ thể:
- Viêm da lông nông: Ban đầu bệnh có dấu hiệu sưng đỏ lỗ chân lông, tiếp theo hình thành các mụn mủ nhỏ như đầu đinh ghim, quầng đỏ quanh đầu chân lông. Sau vài ngày, mụn mủ khô đi để lại một vảy tiết màu nâu, tróc vảy này ra sẽ không để lại sẹo. Bệnh thường xuất hiện ở lông mu, lông nách, đầu, râu.
- Viêm nang lông sâu: Ban đầu bệnh có các mụn mủ quanh chân lông. Tiếp theo, dưới da bị tổn thương lan sâu hơn, vùng da quang nang lông vì thế mà bị cộm lên thành các túi mủ. Mụn mủ ở đó sẽ không vỡ mà bị xẹp đi, vảy tiết tróc ra để lại sẹo lõm. Tại vùng bị tổn thương, người bệnh thường bị đau nhức.
- Nhọt: Ban đầu bệnh có những u đỏ quanh chân lông, sau đó các tổn thương sẽ lớn dần lên cả chiều sâu lẫn chiều rộng. Các u sẽ mềm dần, tạo ra một ngòi vàng xanh có mủ, mềm nhũn sau 8-10 ngày thương tổn. Khi vỡ mủ cũng là lúc khỏi, để lại sẹo.
- Hậu bối: Đây là bệnh do hiện tượng viêm một đám nang lông gần nhau. Ban đầu người bệnh bị sốt cao, mệt mỏi, sau đó xuất hiện trên da các đám da viêm đỏ. Thương tổn sẽ lớn dần với mủ có màu đỏ tím, nhiều ngòi. Khi mủ bị vỡ, các mủ sẽ theo các lỗ chân lông ra bên ngoài như tổ ong, khỏi thì để lại sẹo rất xấu.
Phương pháp xử lý bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh là gì?
Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể chữa khỏ nếu cha mẹ chọn được phương pháp phù hợp và kiên trì thực hiện. Sau đây là một số cách chữa hiệu quả mà các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ:
- Cách điều trị thông thường của bệnh là sử dụng thuốc bôi mỡ để tra lên vùng da bị mưng mủ hoặc thuốc rửa có tác dụng khử trùng.
- Các thuốc thường dùng như : Dung dịch Yarish, million, thuốc mỡ kháng sinh, các thuốc chống nhiễm trùng Eosine, Milian, Fucidin, …
- Khi tắm rửa cho bé, bà mẹ nên chọn thuốc tím pha loãng màu hồng lợt hoặc Lactacyd BB để tránh nhiễm trùng cho da.
- Nếu dùng kháng sinh, nên sử dụng theo chỉ dẫn chi tiết của bác sỹ.
Phòng tránh bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh là như thế nào?
Đối với bệnh viêm da ở trẻ sơ sinh nói chung và bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh nói riêng, cách chữa trị tối ưu nhất vẫn luôn là phòng tránh bệnh kịp thời. Vấn đề lớn nhất của bệnh đó là việc vệ sinh hàng ngày sạch cho trẻ. Các bà mẹ nên thay tã lót thưỡng xuyên cho trẻ, vùng bẹn và mông nên được lau khô, nhất là sau những lần bé tiểu tiện. Bé nên được vệ sinh cơ thể bằng nước sạch và xà bông diệt khuẩn.