Vào mùa mưa bão, các dịch bệnh đua nhau xảy ra. Trong đó, sốt siêu vi tấn công thường xuyên nhất. Vậy, triệu chứng lâm sàng và mức độ nguy hiểm như thế nào, chúng ta hãy tìm hiểu cùng các chuyên gia nhé!
Sốt siêu vi thường kèm theo viêm đường hô hấp trên
Sốt siêu vi là như thế nào?
Để hiểu sốt siêu vi như thế nào, chúng ta cần biết sốt là gì trước. Thực ra sốt là một triệu chứng của rất nhiều bệnh, nó đặc trưng bởi sự gia tăng nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường (nhiệt độ bình thường là 36,5- 37,5). Sốt là biểu hiện của cơ thể với một số bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus. Sốt do virus này được gọi là sốt siêu vi, nhiệt độ thường cao trên 38,5 0C có kèm theo các dấu hiệu nhức đầu, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa.
Triệu chứng lâm sàng của sốt siêu vi như thế nào?
Trong các tài liệu giảng dạy của Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn có viết: Sốt cao là triệu chứng đầu tiên, dễ thấy nhất của sốt siêu vi, nhiệt độ cao trên 38,5oC có khi lên đến 40oC.
Đau đầu là triệu chứng thường thấy ở trẻ lớn và người lớn. Bệnh nhân nhức đầu dữ dội do tuần hoàn máu bị rối loạn, dãn mạch máu. Lúc này bệnh nhân chỉ muốn nhắm mắt, nằm co lại, rơi vào trạng thái li bì vì choáng váng. Khuôn mặt dường như sưng húp, phù nề.
Sốt siêu vi thường kèm theo viêm đường hô hấp trên như chảy mũi, viêm họng, đau rát họng, chảy nước mắt. Chảy nước mắt có thể do viêm kết mạc. Khi có viêm kết mạc, mắt đỏ, chảy nước mắt, bệnh nhân trở nên lờ đờ.
Rối loạn tiêu hóa là một dấu hiệu thường xảy ra do sốt siêu vi vì virus có thể xâm nhập đường tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra sau cơn sốt đầu tiên vài ngày: đi tiêu phân lỏng, không có máu nhưng nhiều chất nhày. Ngoài ra, nôn còn là một dấu hiệu do rồi loạn đường tiêu hóa trên. Nôn thường xuất hiên sau khi ăn do viêm họng hoặc kích thích dạ dày.
Khi bị sốt siêu vi, cơ thể bệnh nhân rơi vào tình trạng đau nhức, mệt mỏi. Trẻ lớn thì đau cơ bắp, trẻ nhỏ quấy khóc. Người lớn cũng đau nhức cơ bắp.
Các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn cũng cho biết thêm, sốt siêu vi sẽ kéo theo viêm hạch (hạch đầu, mặt, cổ) với dấu hiệu sưng to, đau hoặc khi sờ nổi u rõ.
Sốt siêu vi có điều trị được không?
Như đã nói ở trên, sốt siêu vi do virus gây ra. Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị virus, thường chúng ta chỉ điều trị triệu chứng làm giảm cảm giác khó chịu của bệnh nhân và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Khi sốt cao, chúng ta cần dùng thuốc hạ sốt Paracetamol liều 10mg/kg. Đối với trẻ em, chúng ta có thể cho trẻ dùng miếng dán hạ sốt, tác dụng nhanh hơn hoặc thuốc đạn paracetamol. Ngoài ra, bệnh nhân cần được chườm mát: lau mình bằng khăn mát, lau khô mồ hôi, mặc quần áo mỏng, rộng, thoáng mát.
Khi sốt cao, bệnh nhân dễ co giật nhất là trẻ em. Do vậy, thuốc chống co giật nên được dùng kèm với thuốc hạ sốt ở bệnh nhân có tiền sử co giật.
Bù nước và điện giải bằng oresol: Khi sốt cao, cơ thể dễ rơi vào tình trạng mất nước, mất cân bằng điện giải nên các thuốc bù nước và điện giải là điều không nên bỏ qua.
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa mắt, mũi bằng natriclorid 0.9% nhằm chống bội nhiễm vi khuẩn, đặc biệt là bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.
Một lưu ý mà các giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng dành cho người bệnh đó là nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong bửa ăn, tránh suy dinh dưỡng sau khi hết bệnh.
Người nhà cần chú ý đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất khi sốt cao trên 390C, không đáp ứng với thuốc hạ sốt; co giật; ngủ li bì khó đáng thức; nôi ói, không ăn uống được; tiêu ra máu; mệt mỏi, tím tái; xuất hiện những chấm xuất huyết dưới da vì có thể bệnh nhân không bị sốt siêu vi thông thường mà là sốt xuất huyết (nếu không điều trị kịp thời dễ dẫn đến tử vong)
Cho bệnh nhân bổ sung vitamin C bằng các thực phẩm giàu viatmin C như cam, chanh, quýt.
Tóm lại, sốt siêu vi là một bệnh phổ biến ở nước ta, đặc biệt xảy ra ở trẻ em. Mặc dù, không quá nguy hiểm nhưng chúng ta cần biết cách xử lý để tránh những tai biến có thể xảy ra.