Những đối tượng bị xuất huyết tiêu hóa và các phương pháp điều trị

Những Đối Tượng Nào Bị Xuất Huyết Tiêu Hoá Và Cách Điều TrịBệnh xuất huyết tiêu hoá là một bệnh cấp cứu nội, ngoại khoa hay gặp. Những đối tượng nào dễ bị xuất huyết tiêu hoá nhất, và cách điều trị bệnh này thế nào?

Xuất huyết tiêu hóa là một cấp cứu nội và ngoại khoa hay gặp. Đây là hiện tượng các mạch máu nằm trong ống tiêu hóa bị xuất huyết. Trong trường hợp xuất huyết tiêu hóa cấp, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Những đối tượng bị xuất huyết tiêu hóa và các phương pháp điều trị

Những đối tượng bị xuất huyết tiêu hóa 

Hãy cùng các bác sĩ, chuyên gia đến từ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về xuất huyết tiêu hóa qua bài viết này

Những đối tượng nào có nguy cơ bị xuất huyết tiêu hóa?

Những đối tượng có nguy cơ bị xuất huyết tiêu hóa bao gồm:

  • Loét dạ dày và tá tràng: Đây là nguyên nhân hay gặp nhất, khi đó bệnh nhân có thể nôn ra máu, đi ngoài phân đen. Chảy máu với lượng máu thường nhiều, có thể gây ra tình trạng thiếu máu trầm trọng kết hợp với các triệu chứng khác như đau dữ dội ở vùng thượng vị.
  • Tăng áp lực tĩnh mạch cửa: hiện tượng này gặp ở các bệnh nhân xơ gan, hội chứng Bannti... Máu ở hệ tĩnh mạch cửa bị cản trở sẽ qua những đường bàng hệ để trở về tĩnh mạch chủ dưới làm cho phần bàng hệ phình giãn và tăng áp lực. Trong trường hợp này, máu tươi màu hơi đen vì là máu tĩnh mạch, lượng máu thường rất nhiều và không lẫn thức ăn... Một số nguyên nhân ít gặp hơn như ung thư dạ dày, viêm dạ dày cấp, viêm loét trợt thực quản, ngộ độc chì, ngộ độc thủy ngân...
  • Lỵ trực trùng: Thường xảy ra ở trẻ em, có thể có sốt cao, đau quặn bụng dữ dội, đại tiện nhiều lần kèm mót rặn và đau hậu môn. Phân lỏng, rất ít hoặc chỉ toàn máu màu đỏ sẫm.
  • Lỵ amíp: Thường nhẹ với sốt nhẹ, đau quặn bụng dọc khung đại tràng và vùng hạ vị, đại tiện phân nhầy máu, thường máu chỉ dính quanh phân có màu đỏ tươi, kèm theo dấu hiệu mót rặn và đau hậu môn sau khi đại tiện.
  • Do ung thư đại tràng: thường gây chảy máu tiêu hóa ở người già. Ung thư đại tràng thường kèm theo đại tiện phân lỏng và có máu đỏ sẫm. Ung thư đại tràng trái thường kèm dấu hiệu táo bón, đại tiện phân máu tươi, còn ung thư trực tràng hậu môn thường kèm theo dấu hiệu kích thích đại tiện nhiều lần trong ngày.
  • Do viêm loét đại trực tràng chảy máu: Bệnh thường xảy ra ở các phụ nữ trẻ tuổi, với những biểu hiện sốt, đau khớp, đau quặn bụng dọc khung đại tràng và đại tiện ra máu, thường là máu tươi. Ngoài ra còn có thể gặp chảy máu trong trĩ, polyp, nứt kẽ hậu môn, ...
  • Thương hàn: Bệnh nhân đau bụng, khi đại tiện phân có màu đỏ gạch hoặc đỏ sẫm.
  • Do viêm ruột xuất huyết hoại tử: Biểu hiện lâm sàng là tình trạng nhiễm khuẩn nhiễm độc nặng, sốt cao 40-41độ. Đau và trướng bụng, đại tiện phân có màu đen và mùi thối khắm.

Làm thế nào để nhận biết bệnh nhân đang bị xuất huyết tiêu hóa?

Tùy theo nguyên nhân mà bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa có các biểu hiện bệnh khác nhau: nôn ra máu màu nâu sẫm, nhờ nhờ đỏ, lẫn với thức ăn, dịch nhầy loãng, đi ngoài phân đen nát lỏng như bã cà phê, mùi thối khắm. Tùy theo mức độ mất máu mà sẽ thấy vã mồ hôi, chân tay lạnh nổi da gà, da niêm mạc nhợt, có khi vật vã giẫy dụa, có khi có ngất xỉu, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, thở nhanh nông, tiểu ít...

Những đối tượng bị xuất huyết tiêu hóa và các phương pháp điều trị

Khi gặp người bị xuất huyết tiêu hóa thì nên xử trí như thế nào?

Theo các Bác sĩ Chu Hòa Sơn đang công tác tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Cần đặt người bệnh nằm trên giường hoặc cáng và để đầu thấp. Liên hệ với hệ thống cấp cứu y tế (115) để được truyền dịch nhằm cải thiện tình trạng mất máu, đồng thời chống sốc bằng các loại thuốc nâng huyết áp, thở ôxy (nếu có khó thở hoặc có hiện tượng choáng) và nhanh chóng chuyển người bệnh đến cơ sở cấp cứu của bệnh viện gần nhất. Nên khám bệnh định kỳ, đặc biệt là người cao tuổi và mỗi lần đi khám bệnh cần cho bác sĩ biết tình trạng đường tiêu hóa của mình để tránh dùng các thuốc có tác dụng phụ gây chảy máu đường tiêu hóa. Cần kiêng rượu, bia và các thức uống có chất kích thích.

Xuất huyết dạ dày được điều trị như thế nào?

Điều trị xuất huyết dạ dày tùy thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ, nguyên nhân, vị trí bị xuất huyết. Ngoài việc điều trị triệu chứng, ổn định các chức năng sống khi bị mất máu nặng, kết hợp dùng các thuốc co mạch, giảm tiết… bệnh nhân có thể được chỉ định nội soi can thiệp, rất nhiều trường hợp xuất huyết đã được xử trí tốt như: xử trí xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng, xử trí giãn tĩnh mạch thực quản bằng cách thắt vòng cao su… Ở nước ta hầu hết các bệnh viện tuyến trung ương và một số bệnh viện tuyến tỉnh đã thực hiện được các thủ thuật này. Việc điều trị nội khoa đặc hiệu, làm thủ thuật hoặc phẫu thuật cho bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa  được chỉ định khi có sự cân nhắc của các bác sĩ chuyên khoa.

Xuất huyết tiêu hóa đặc biệt là xuất huyết dạ dày là một căn bệnh nguy hiểm cần được phát hiện sớm, thông qua các triệu chứng những bệnh nhân mà gặp phải một số triệu chứng giống như trên, các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn khuyên nên đi tới bệnh viện khám ngay, tránh tình trạng xuất huyết ồ ạt không cầm máu được sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop