Những lưu ý khi trẻ bị sốt và cách sử dụng thuốc hạ sốt đúng cách

Những lưu ý khi trẻ bị sốt và cách sử dụng thuốc hạ sốt đúng cáchMùa mưa bão là lúc các dịch bệnh đua nhau xảy ra như sốt xuất huyết, dịch tay chân miệng. Triệu chứng đầu tiên của những bệnh này là sốt. Vậy khi nào chúng ta mới có thể dùng thuốc hạ sốt?

Mùa mưa bão là lúc các dịch bệnh đua nhau xảy ra như sốt xuất huyết, dịch tay chân miệng. Triệu chứng đầu tiên của những bệnh này là sốt. Vậy khi nào chúng ta mới có thể dùng thuốc hạ sốt?

Những lưu ý khi trẻ bị sốt và cách sử dụng thuốc hạ sốt đúng cách

Khi nào thì nên dùng thuốc hạ sốt cho trẻ?

Khi nào mới được gọi là sốt

Thực ra sốt là một triệu chứng của rất nhiều bệnh, nó đặc trưng bởi sự gia tăng nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường (nhiệt độ bình thường là 36,5- 37,5). Sốt là biểu hiện của cơ thể với một số bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus. Khi nhiệt độ cơ thể trên 37,50C nếu cặp nhiệt kế ở miệng hoặc 380C nếu cặp nhiệt kế ở hậu môn. Bình thường, thân nhiệt của chúng ta thay đổi khi vận động nhiều và mạnh như chạy, nhảy, vận động thể lực. Đối với trẻ em, chúng rất thường hay bị số và không phải tất cả các trường hợp sốt đều nguy hiểm như trẻ mọc răng, tiêm vaccin.

Chúng ta có thể dùng thuốc hạ sốt cho trẻ khi nào?

Các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn khuyên bậc phụ huynh chỉ nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt khi thân nhiệt trên 38,5 0C kèm mệt mỏi, kém ăn, bứt rứt, khó chịu. Đối với trẻ em, chúng ta cho trẻ dùng đường uống các dạng siro, viên sủi hoặc viên nén. Tuy nhiên viên sủi và siro sẽ dể dùng hơn cho trẻ. Ngoài ra, chúng ta có thể dùng một dạng khác là viên đạn đặt hậu môn khi trẻ khó nuốt hoặc bị nôn sau khi uống. Các bậc cha mẹ cần lưu ý không nên tự ý dùng thuốc hạ sốt với trẻ dưới 3 tháng tuổi.

Những biến chứng lâm sàng của sốt cao

Khi bị sốt, chúng ta thường sẽ có cảm giác lạnh rét run, khát nước, da đỏ do dãn tĩnh mạch dưới da, nóng trong người, ẩm và một số dấu hiệu rối loạn ý thức như mất định hướng, mê sảng, co giật. Nếu bị sốt bình thường, chúng ta có thể tực hạ số bằng thuốc hạ sốt như paracetamol. Tuy nhiên cũng có môt số trường hợp xử trí không đúng cách, tình trạng sốt ngày càng nặng nề hơn, gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Biến chứng nguy hiểm nhất là ở thần kinh, não bộ, có khi trẻ trở nên đần độn, thiểu năng trí tuệ, tay chân vận động kém do một đêm sốt sao đó các bạn. Đặc biệt, khi sốt trên 400 kéo dài mà không được xử lý kịp thời dể dẫn đến các trường hợp co giật, mất nước, biến chứng hô hấp, tim mạch, đông máu, và nặng nhất là tử vong do suy đa tạng.

Những lưu ý khi trẻ bị sốt và cách sử dụng thuốc hạ sốt đúng cách

Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đào tạo kỹ thuật chăm sóc trẻ nhỏ

Chúng ta phải làm gì khi bị sốt cao?     

Đối với trẻ nhỏ, các Dược sĩ tốt nghiệp Cao Đẳng Dược Sài Gòn lưu ý rằng: khi  áp tay lên trán hoặc cặp nhiệt mà thấy có sốt, mọi người cần thực hiện ngay các việc sau:

Cởi bớt quần áo cho trẻ, chỉ nên cho chúng mặc quần áo mỏng và rộng để dể tỏa nhiệt ra bên ngoài làm giảm thân nhiệt cơ thể.

Cho trẻ nằm nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát và các bậc phụ huynh cần lưu ý cho trẻ uống nhiều nước nhé.

Chú ý lau mát cho trẻ bằng nước ấm, cho trẻ uống paracetamol với liều 10-15mg/kg cân nặng cho mỗi lần uống thuốc hạ sốt. Hiện nay trên thị trường có miếng dán hạ sốt chứa paracetamol cho tác dụng hạ sốt rất hiệu quả. Ngoài ra, hoạt chất paracetamol còn có dạng viên sủi.

Trường hợp trẻ vẫn bị sốt cao trên 390C sau khi đã dùng các biện pháp hạ thân nhiệt thì chúng ta cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Đặc biệt đối với trẻ có tiền sử sốt soa co giật, chúng ta cần phải hạ sốt ngay cho trẻ bằng thuốc đặt hậu mônđể cho tác dụng nhanh.

Khi trẻ bị co giật, các bậc phụ huynh phải hết sức bình tĩnh, cho trẻ nằm nghiêng, không được gập đầu trẻ và nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

Với người lớn, chúng ta cần chú ý thực hiện các bước sau đây:

Để bệnh nhân nằm nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, có thể có nhiệt độ điều hòa trong khoảng 25-280C, mặc quần áo thoáng, thấm mồ hôi, uống nhiều nước, lau người hoặc tắm bằng nước ấm.

Cho bệnh nhân uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể trên 39 0C                   

Bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân bằng các thưc ăn lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp và uống nhiều nước hoa quà nhằm cung cấp vitamin C, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Khi bệnh nhân sốt cao hơn 390C, mà không hạ được thân nhiệt bằng các biện pháp thông thường như uống thuốc hạ sốt thì mọi người phải nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện nhé.

Tóm lại, sốt là một triệu chứng thường gặp ở rất nhiều bệnh, nó gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe nếu không xử lý kịp thời. Do vậy, mọi người chúng ta cần phải biết cách xử lý sốt kịp thời để bảo vệ mình và mọi người nhé.

 

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop