Những lưu ý về bệnh tăng cholesterol máu gia đình từ bác sĩ Trường Dược Sài Gòn

Những lưu ý về bệnh tăng cholesterol máu gia đình từ bác sĩ Trường Dược Sài GònTăng cholesterol máu gia đình là một bệnh lý thường gặp, gây ảnh hưởng tới quá trình xử lý Cholesterol trong cơ thể, đây là một trong những nguyên nhân gây nên các bệnh tim mạch và nhồi máu cơ tim

Tăng cholesterol máu gia đình là một bệnh lý thường gặp, gây ảnh hưởng tới quá trình xử lý Cholesterol trong cơ thể, đây là một trong những nguyên nhân gây nên các bệnh tim mạch và nhồi máu cơ tim

Những lưu ý về bệnh tăng cholesterol máu gia đình từ bác sĩ Trường Dược Sài Gòn

Tăng cholesterol máu gia đình là một bệnh lý thường gặp

Cùng các bác sĩ tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu chi tiết về bệnh tăng Cholesterol máu gia đình qua bài viết sau đây

BỆNH TĂNG CHOLESTEROL MÁU GIA ĐÌNH LÀ GÌ?

Tăng Cholesterol máu gia đình (tên tiếng Anh là Familial Hypercholesterolemia) ảnh hưởng tới quá trình xử lý Cholesterol của cơ thể. Kết quả là người bị tăng Cholesterol máu gia đình có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn và nguy cơ nhồi máu cơ tim sớm hơn.

Đoạn gen gây ra chứng tăng Cholesterol máu gia đình được di truyền từ ba hoặc mẹ. Các triệu chứng của bệnh hiện diện từ lúc mới sinh. Điều trị chứng tăng Cholesterol máu gia đình bằng cách dùng thuốc và sống lành mạnh có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch sớm.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH TĂNG CHOLESTEROL MÁU GIA ĐÌNH

Ở chứng tăng Cholesterol máu gia đình, nguy cơ Cholesterol máu ở người đó tăng cao lên vì có một đột biến trong gen làm thay đổi cách cơ thể xử lý Cholesterol. Đột biến này ngăn cơ thể loại bỏ Cholesterol tỉ trọng thấp (LDL Cholesterol – Cholesterol xấu) ra khỏi cơ thể. Hậu quả là các mảng xơ vữa lấp đầy các động mạch lớn, làm chúng xơ cứng và hẹp lại, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Xét nghiệm di truyền có thể cho biết được bạn có đột biến này hay không.

Những đột biến gen này được truyền từ cha mẹ sang con cái. Để biểu hiện triệu chứng, con cái phải thừa hưởng 1 bản sao chép từ bộ gen của cha hoặc mẹ. Hầu hết những người mắc chứng tăng Cholesterol máu gia đình có một gen bị ảnh hưởng và gen còn lại bình thường. Trong một vài trường hợp hiếm, người này có cả 2 gen bị ảnh hưởng di truyền từ cả cha và mẹ, làm cho tình trạng bệnh nặng nề hơn.

TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA BỆNH TĂNG CHOLESTEROL MÁU GIA ĐÌNH

Trong phần lớn các trường hợp, tăng Cholesterol là một vấn đề im lặng và thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Đối với hầu hết mọi người, nếu họ không kiểm tra thường xuyên và theo dõi mức Cholesterol, các triệu chứng đầu tiên của họ là các biến cố như đau tim hoặc đột quỵ.

Trong một số ít trường hợp, có các hội chứng gia đình mà mức Cholesterol rất cao (tăng Cholesterol máu gia đình). Những người này có mức Cholesterol ≥ 300 mg/dL. Những người như vậy có thể cho thấy các triệu chứng của tăng Cholesterol do sự tích tụ Cholesterol (Xanthomas) trên gân hoặc dưới mí mắt (Xanthalasmas). Trong khi tình trạng tăng Cholesterol ảnh hưởng đến phần lớn người dân Hoa Kỳ, tăng Cholesterol máu gia đình chỉ ảnh hưởng đến khoảng 1/500 người.

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH TĂNG CHOLESTEROL MÁU GIA ĐÌNH

Tập thể dục và chế độ ăn uống lành mạnh thường là đủ để làm giảm mức Cholesterol. Một số trường hợp cần sử dụng thuốc, đặc biệt nếu mức LDL Cholesterol quá cao.

Thay đổi lối sống

Bởi vì lối sống của một người thường làm tăng Cholesterol, do đó sự thay đổi lối sống rất quan trọng để giảm tình trạng này. Thực hiện các bước sau để giúp làm giảm Cholesterol.

Có chế độ ăn ít chất béo bão hòa. Thịt nạc, chẳng hạn như thịt gà và cá không chiên, hoa quả, rau, và ngũ cốc nguyên hạt là những thực phẩm hữu ích. Tránh các thực phẩm chiên, nhiều mỡ, cũng như những thực phẩm quá nhiều carbohydrate và đường

Ăn cá chứa axit béo omega-3 có thể giúp làm giảm LDL Cholesterol. Ví dụ cá hồi, cá thu, và cá trích giàu omega-3. Hạt óc chó, hạt lanh và hạnh nhân cũng có chứa omega-3.

  • Tránh uống quá nhiều rượu.
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút một ngày, năm ngày một tuần.
  • Bỏ hút thuốc.

Khi mắc chứng tăng Cholesterol máu gia đình, bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng thuốc để làm hạ mức LDL Cholesterol. Các thuốc được kê đơn phụ thuộc vào các yếu tố nguy cơ, tuổi, tình trạng sức khỏe hiện tại và các tác dụng phụ có thể xảy ra.

Những lưu ý về bệnh tăng cholesterol máu gia đình từ bác sĩ Trường Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn địa chỉ tuyển sinh đào tạo Cao đẳng Y Dược uy tín

Dung nạp thuốc

Tình trạng dung nạp thuốc thay đổi ở mỗi người. Các tác dụng phụ được báo cáo là đau cơ, đau dạ dày, táo bón, buồn nôn và tiêu chảy. Nếu bạn quyết định dùng thuốc hạ Cholesterol máu, bác sĩ sẽ cho bạn làm xét nghiệm chức năng gan để theo dõi ảnh hưởng của thuốc lên gan của bạn.

Bác sĩ giảng viên hiện đang giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược TpHCM tư vấn các loại thuốc khác để điều trị tăng Cholesterol bao gồm:

  • Niacin
  • Bile acid resin hoặc sequesterant như colesevalam (Welchol), colestipol (Colestid), hoặc cholestyramine (Prevalite)
  • Chất ức chế hấp thu Cholesterol, như ezetimibe (Zetia)
  • Ngoài ra còn có các sản phẩm kết hợp vừa làm giảm sự hấp thu Cholesterol bạn ăn vào vừa làm giảm lượng Cholesterol do gan sản xuất. Một ví dụ là sự kết hợp của ezetimibe và simvastatin (Vytorin).

Điều trị Cholesterol máu cao ở trẻ em

Ăn kiêng và tập thể dục là cách điều trị đầu tiên và tốt nhất cho trẻ từ 2 tuổi trở lên mắc chứng tăng Cholesterol hay những trẻ bị béo phì. Trẻ từ 10 tuổi trở lên có thể được cho dùng thuốc hạ Cholesterol máu nếu chúng có mức Cholesterol máu cực kì cao.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop