Bs Trường Dược Sài Gòn cảnh báo tuyệt đối không được xem thường dị ứng lúa mì

Bs Trường Dược Sài Gòn cảnh báo tuyệt đối không được xem thường dị ứng lúa mìBệnh dị ứng lúa mì là phản ứng dị ứng với thực phẩm có chứa lúa mì. Cụ thể hơn dị ứng lúa mì tạo ra một kháng thể gây dị ứng với các protein tìm thấy trong lúa mì

Bệnh dị ứng lúa mì là phản ứng dị ứng với thực phẩm có chứa lúa mì. Cụ thể hơn dị ứng lúa mì tạo ra một kháng thể gây dị ứng với các protein tìm thấy trong lúa mì

Bs Trường Dược Sài Gòn cảnh báo tuyệt đối không được xem thường dị ứng lúa mì

Dị ứng lúa mì là phản ứng dị ứng với thực phẩm có chứa lúa mì

Hãy cùng các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu chi tiết về dị ứng lúa mì qua bài viết dưới đây!

TÌM HIỂU CHUNG VỀ DỊ ỨNG LÚA MÌ

Bệnh dị ứng lúa mì (tên tiếng Anh là Wheat Allergy) là phản ứng dị ứng với thực phẩm có chứa lúa mì. Phản ứng dị ứng có thể là kết quả của việc ăn lúa mì, nhưng trong một số trường hợp cũng có thể do hít phải bột mì. Lúa mì có thể tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm một số thứ mà bạn không nghĩ tới, chẳng hạn như bia, nước tương và nước sốt cà chua.

Tránh lúa mì là phương pháp điều trị chính cho dị ứng lúa mỳ. Thuốc có thể cần sử dụng để kiểm soát phản ứng dị ứng nếu bạn vô tình ăn lúa mì.

NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI DỊ ỨNG LÚA MÌ

Nếu bạn bị dị ứng với lúa mỳ, khi tiếp xúc với protein lúa mì sẽ khiến hệ miễn dịch tạo ra phản ứng dị ứng. Bạn có thể dị ứng với một trong bốn loại protein bất kì của lúa mì như: albumin, globulin, gliadin và gluten.

Nguồn protein lúa mì

Theo giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn, một số nguồn chứa protein lúa mỳ rất dễ nhận biết, ví dụ như bánh mì, nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, các protein lúa mì và gluten đều có thể tìm thấy trong nhiều thực phẩm được chế biến và ngay cả trong một số mỹ phẩm, các loại sữa tắm và bột. Các thực phẩm có chứa protein lúa mì như:

  • Bánh mì và mẩu bánh mì
  • Bánh và bánh nướng xốp
  • Bánh quy
  • Ngũ cốc ăn sáng
  • Mỳ ống
  • Bột mì nấu với thịt hoặc nước thịt
  • Tinh bột
  • Bột báng
  • Lúa mì xpenta
  • Bánh quy giòn
  • Bia
  • Protein thực vật thủy phân
  • Nước tương
  • Một số gia vị, chẳng hạn như sốt cà chua
  • Các sản phẩm từ thịt, chẳng hạn như hot dog hoặc bánh nguội
  • Các sản phẩm từ sữa, chẳng hạn như kem
  • Hương vị tự nhiên
  • Tinh bột gelatin
  • Tinh bột biến tính
  • Kẹo cao su thực vật
  • Cam thảo
  • Kẹo dẻo
  • Kẹo cứng

Nếu bạn bị dị ứng lúa mỳ, bạn cũng có thể bị dị ứng với lúa mạch, yến mạch và lúa mạch đen - nhưng cơ hội bị dị ứng sẽ thấp hơn. Nếu bạn không dị ứng với các loại ngũ cốc khác ngoài lúa mì, chỉ cần ăn hạn chế lúa mì chứ không hẳn phải kiêng khem các sản phẩm chứa gluten.

Sự quá mẫn cảm do tập thể dục, phụ thuộc vào lúa mì

Một số người bị dị ứng lúa mỳ chỉ phát triển triệu chứng nếu họ tập thể dục trong vòng vài giờ sau khi ăn lúa mì. Những thay đổi do tập thể dục gây ra phản ứng dị ứng hoặc làm hệ thống miễn dịch phản ứng với protein lúa mì. Tình trạng này thường dẫn đến sốc phản vệ đe dọa mạng sống.

Yếu tố nguy cơ gây bệnh dị ứng lúa mì

Một số yếu tố có thể khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh dị ứng lúa mì cao hơn:

  • Tiền sử gia đình. Bạn có nguy cơ bị dị ứng với lúa mỳ hoặc thực phẩm khác nếu bố mẹ bạn bị dị ứng thức ăn hoặc bị các loại dị ứng khác, chẳng hạn như viêm mũi dị ứng.
  • Tuổi tác. Bệnh dị ứng lúa mì phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, do có hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa chưa trưởng thành. Hầu hết trẻ em bị dị ứng lúa mì, nhưng người lớn cũng có thể bị dị ứng lúa mì, thường do phản ứng chéo với dị ứng phấn hoa.

TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA BỆNH DỊ ỨNG LÚA MÌ

Trẻ em hoặc người lớn bị dị ứng với lúa mỳ có thể phát triển các triệu chứng trong vòng vài phút sau khi ăn một thứ gì đó có chứa lúa mì. Các triệu chứng dị ứng lúa mỳ bao gồm:

  • Sưng, ngứa, kích ứng miệng hoặc cổ họng
  • Phát ban, nổi ban gây ngứa hoặc sưng da
  • Nghẹt mũi, khó thở
  • Đau đầu          
  • Ngứa mắt, chảy nước mắt
  • Đau quặn bụng, buồn nôn hoặc nôn
  • Tiêu chảy
  • Sốc phản vệ

Hầu hết trẻ nhỏ bị dị ứng với lúa mì trong độ tuổi 3-5.

Sốc phản vệ

Đối với một số người, dị ứng lúa mì có thể gây phản ứng đe dọa đến mạng sống gọi là sốc phản vệ. Ngoài các dấu hiệu và triệu chứng khác của dị ứng lúa mì, sốc phản vệ có thể gây ra:

  • Sưng hoặc thắt cổ họng

  • Đau ngực hoặc tức ngực
  • Khó thở nặng
  • Khó nuốt
  • Da xanh, tái nhạt
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Nhịp tim nhanh

Bs Trường Dược Sài Gòn cảnh báo tuyệt đối không được xem thường dị ứng lúa mì

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn địa chỉ đào tạo Y Dược uy tín

PHƯƠNG PHÁP ĐỂ ĐIỀU TRỊ DỊ ỨNG LÚA MÌ

Tránh các protein lúa mì

Theo lời khuyên từ bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, tránh các protein lúa mì là cách điều trị tốt nhất cho dị ứng lúa mỳ. Vì các protein lúa mì xuất hiện trong rất nhiều thực phẩm đã được chuẩn bị sẵn, hãy đọc bao bì sản phẩm một cách cẩn thận.

Sử dụng thuốc

Thuốc kháng histamine có thể làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng lúa mỳ. Những loại thuốc này có thể được dùng sau khi tiếp xúc với lúa mì để kiểm soát phản ứng của bạn và giúp giảm bớt khó chịu. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng một loại thuốc dị ứng theo toa hay không cần kê toa.

Epinephrine là một thuốc điều trị khẩn cấp khi bị sốc phản vệ. Nếu bạn có nguy cơ bị phản ứng nặng với lúa mì, bạn có thể phải luôn luôn mang theo hai liều tiêm epinephrine. Liều thứ hai được khuyến cáo cho những người có nguy cơ cao bị sốc phản vệ trong trường hợp các triệu chứng của sốc phản vệ tái phát trở lại trước khi có dịch vụ cấp cứu.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop