Phụ nữ có nhiều bạn tình nguy cơ viêm vùng chậu càng cao

Phụ nữ có nhiều bạn tình nguy cơ viêm vùng chậu càng caoViêm vùng chậu là viêm nhiễm cấp đường sinh dục trên của phụ nữ, lây lan từ cổ tử cung lên đến tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng và các cơ quan lân Đối với phụ nữ có nhiều bạn tình càng dễ mắc phải tình trạng này.

Viêm vùng chậu là viêm nhiễm cấp đường sinh dục trên của phụ nữ, lây lan từ cổ tử cung lên đến tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng và các cơ quan lân Đối với phụ nữ có nhiều bạn tình càng dễ mắc phải tình trạng này.

Phụ nữ có nhiều bạn tình nguy cơ viêm vùng chậu càng cao

Tác nhân gây bệnh trong viêm vùng chậu là Chlamydia trachomatis và Neisseria Gonorrhea

Để tìm hiểu về viêm vùng chậu, các nguyên nhân, tình trạng này nguy hiểm như thế nào và biện pháp điều trị hãy cùng lắng nghe chia sẻ từ các bác sĩ, giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn nhé!

Các tác nhân và yếu tố nguy cơ có thể gây ra viêm vùng chậu?

Các tác nhân gây bệnh: Tác nhân gây bệnh chủ yếu trong viêm vùng chậu là Chlamydia trachomatis và Neisseria Gonorrhea

Ngoài ra còn có một số tác nhân khác cũng có thể gây bệnh chẳng hạn như: Gardnerella vaginalis, Mycoplasma homonis, Ureaplasma urelyticum. Streptococcus, Staphylocoques, Haemophilus influenzae. E.coli, Klebsiella, yếm khí, Bacteroides fragilis. Cytomegalovirus (CMV), Mycoplasma hominis

Yếu tố nguy cơ: Có nhiều bạn tình. Tuổi trẻ dưới 25 tuổi. Tiền căn viêm vùng chậu. Bạn tình có viêm nhiễm niệu đạo hay nhiễm lậu. Đặt vòng.

Dựa vào các tiêu chuẩn nào để chẩn đoán viêm vùng chậu?

Tiêu chuẩn chẩn đoán: theo tiêu chuẩn CDC 2010

Tiêu chuẩn chính (Cần thiết): Bệnh nhân trẻ trong độ tuổi hoạt động tình dục, có nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, có đau vùng chậu và không tìm được nguyên nhân gây bệnh khác.

Khi khám vùng chậu có: Đau khi lắc cổ tử cung hoặc đau tử cung hoặc đau phần phụ.

Tiêu chuẩn phụ (hỗ trợ, nhưng không nhất thiết phải có)

Sốt > 38,30C (nhiệt độ miệng)

Khí hư âm đạo – cổ tử cung bất thường

Có nhiều bạch cầu trên phết nhuộm Gram cổ tử cung

Gonorrhea hay Chlamydia (+)

Tăng tốc độ lắng máu (VS)

Tăng CRP

Giá trị tiên đoán dương của chẩn đoán lâm sàng 65-90% khi so sánh với nội soi.

Xét nghiệm cận lâm sàng

Tổng phân tích tế bào máu: bạch cầu tăng

CRP tăng, βhCG, CA125 tăng

Tổng phân tích nước tiểu

Siêu âm

MRI (nếu cần thiết)

Xét nghiệm khí hư âm đạo: Soi tươi tìm Gardnerella vaginalis. Nhuộm gram tìm vi trùng Neisseria gonorrheae. Test miễn dịch chẩn đoán Chlamydia trachomatis. Tốc độ lắng máu (VS)

Phụ nữ có nhiều bạn tình nguy cơ viêm vùng chậu càng cao

Tình trạng viêm vùng chậu cần được chẩn đóan phân biệt với các tình trạng nào?

Chẩn đoán phân biệt với

Thai ngoài tử cung

U buồng trứng xoắn, xuất huyết nang buồng trứng

Lạc nội mạc tử cung

Ung thư buồng trứng tiến triển cấp

U xơ tử cung hoại tử

Viêm ruột thừa cấp

Viêm bàng quang, viêm đài bể thận, cơn đau quặn thận

Nếu không may lỡ mắc phải viêm vùng chậu thì hướng điều trị là như thế nào?

Các Giảng viên tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ rằng ngoài việc điều trị trên bản thân bệnh nhân cần điều trị luôn cả bạn tình dựa trên nguyên tắc chung sau

Tất cả các phác đồ điều trị phải có hiệu quả đối với Chlamydia trachomatis, Neisseria gonorrheae và vi trùng yếm khí.

Điều trị càng sớm nguy cơ di chứng về sau càng thấp.

Điều trị những người có quan hệ tình dục với bệnh nhân trong vòng 60 ngày kể từ khi có triệu chứng.

Thể nhẹ có thể điều trị ngoại trú.

Bệnh thể nặng phải nhập viện điều trị nội trú.

Tháo vòng (nếu có).

Điều trị nội trú trong các tình huống sau

Đang mang thai

Không đáp ứng hoặc không dung nạp với kháng sinh đường uống

Không tuân thủ điều trị

Không thể dùng kháng sinh uống do buồn nôn và nôn ói

Thể nặng: sốt cao, buồn nôn, nôn, đau vùng chậu nặng

Khối áp xe vùng chậu, kể cả áp xe ống dẫn trứng

Có thể cần phải phẫu thuật hoặc chưa loại trừ bệnh lý ngoại khoa (như: viêm ruột thừa)

Nhiễm HIV

Điều trị nội trú

Nguyên tắc điều trị nội trú

Điều trị với kháng sinh TM ít nhất 48 giờ

Nếu sau 48 giờ triệu chứng lâm sàng cải thiện các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn khuyên chuyển sang kháng sinh đường uống

Lựa chọn 1

Cefoxitin 2g (TM) mỗi 6 giờ, hoặc Cefotetan 2g (TM) mỗi 12 giờ + Doxycycline 100mg (uống hay TM) mỗi 12 giờ hoặc Cephalosporine thế hệ III như Ceftriaxone 1-2g (TM) 1 lần/ngày + Doxycycline 100mg (uống hay TM) mỗi 12 giờ.

Ngưng KS tĩnh mạch sau 48 giờ nếu tình trạng lâm sàng cải thiện, chuyển sang kháng sinh uống Doxycycline 100mg 1v x 2 lần/ngày (uống) cho đủ 14 ngày.

Lựa chọn 2

Clindamycin 900mg (TM) mỗi 8 giờ + Gentamicin liều đầu tiên 2mg/kg (TM hoặc TB), sau đó duy trì 1,5mg/kg mỗi 8 giờ.

Chuyển từ đường tĩnh mạch sang đường uống bắt đầu sau 48 giờ cải thiện các triệu chứng lâm sàng (sốt, buồn nôn, nôn, đau vùng chậu). Dùng Doxycycline 100mg x 2 lần/ngày (uống) cho đủ 14 ngày hoặc Clindamycin 450mg uống 4 lần/ngày trong 14 ngày.

Trường hợp BN không dung nạp với Doxycycline, có thể sử dụng Azithromycine 1g đơn liều uống 1 lần/tuần x 2 tuần.

Lựa chọn 3

Ampicillin – Sulbactam 3g (TM) mỗi 6 giờ + Doxycycline 100mg (TM

hoặc uống) mỗi 12 giờ.

Hiệu quả trong điều trị C. trachomatis, N. Gonorrhoeae, và vi khuẩn kỵ khí trên những bệnh nhân áp xe phần phụ.

Khi nào bệnh nhân có thể xuất viện và cần theo dõi như thế nào sau khi xuất viện?

1. Tiêu chuẩn xuất viện: sau khi hết sốt 2 ngày và bạch cầu giảm.

2. Theo dõi sau xuất viện: Tiếp tục điều trị ngoại trú. Bệnh nhân có bằng chứng nhiễm Chlamydia hay lậu cầu dễ tái phát trong vòng 6 tháng, cần xét nghiệm kiểm tra sau 3-6 tháng điều trị, khuyến khích điều trị bạn tình.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop